68
thả diều, tắm ao, tắm rộc đều là những trò mà cậu
yêu thích. Có lần, cậu mang một trái bưởi ra chỗ
thả trâu, làm bóng để cùng chơi với các bạn. Bọn
trẻ đang hăng say đá thì quả bưởi lăn xuống một
cái hố, cái hố vừa sâu, vừa hẹp, không làm sao
xuống được, cũng không thò tay vớt lên được. Bọn
trẻ bắt đầu nản chí, xịu mặt xuống, tưởng thế là
mất đồ chơi. Lúc ấy, Lương Thế Vinh ngẫm nghĩ
một lát, rồi hớn hở rủ bạn đi mượn vài chiếc gầu
giai đi múc nước đổ xuống hố. Bọn trẻ không hiểu
Vinh làm thế để làm gì. Nhưng lát sau, thấy nước
dâng lên đến miệng hố, quả bưởi cũng theo đó nổi
lên bập bềnh, bọn trẻ mới ồ lên sửng sốt phục tài
của Lương Thế Vinh.
Từ đó, tụi trẻ trong làng cứ gặp nhau là lại thì
thào kể cho nhau nghe rằng Lương Thế Vinh là thần
đấy, là thần thì mới có câu thần chú hay đến thế, có
thể gọi những vật vô tri vô giác (như quả bưởi) từ xa
lại với mình. Lương Thế Vinh nghe thế chỉ tủm tỉm
cười, vì có một bí mật mà chỉ mình cậu mới biết. Số
là, lúc Lương Thế Vinh trèo lên cây bưởi cạnh bờ ao
để hái bưởi, cậu sảy tay làm rơi quả bưởi xuống nước
tưởng mất. Nhưng khi nhìn thấy bưởi nổi lên trên
mặt ao, Vinh lấy cành tre khều vào và đem ra bãi
chơi. Lúc quả bưởi lăn xuống hố, cậu đã chợt nhớ lại
và nghĩ cách lấy nước đổ xuống cho bưởi nổi lên.
Trong đầu cậu, lúc nào cũng ăm ắp những bài đồng
dao dân dã, nên khi chờ bưởi, cậu lẩm nhẩm đọc:
69
Bưởi ơi bưởi
Nghe tao gọi
Lên đi nào
Đừng quên lối
Đừng bỏ tao
Bưởi ơi bưởi...
... Năm 1463, Lương Thế Vinh đậu Trạng nguyên
dưới triều vua Lê Thánh Tông. Vua Lê Thánh Tông
vốn nổi tiếng là vị vua hay chữ, trọng hiền tài, thấy
Trạng nguyên Lương Thế Vinh kiến thức uyên bác
như vậy thì rất yêu mến, thường giữ ở bên mình,
giao cho ông trọng trách thi từ, quan hệ bang giao
với nhà Minh. Những văn thư ngoại giao này đều
được nhà Minh hết lời khen ngợi.
Trạng nguyên Lương Thế Vinh là một tài năng
lỗi lạc, ông không chỉ chú tâm vào văn thơ và sách
vở thánh hiền, mà ông còn quan tâm đến nhiều lĩnh
vực khoa học khác nhau, đặc biệt là toán học. Sinh
ra ở nông thôn, nên Trạng nguyên Lương Thế Vinh
rất gần gũi với người nông dân một nắng, hai
sương, đổ bát mồ hôi lấy bát cơm ăn. Ông thấu hiểu
nỗi vất vả ấy và thấy rằng đo đạc ruộng đất sao cho
chính xác là điều có lợi cho nhân dân. Ông lấy dây
rừng làm thước, đo vẽ các thửa ruộng rồi lại cặm cụi
ghi chép tính toán. Ông đã tìm ra các quy tắc tính
toán và viết ra cuốn Đại thành toán pháp, trình bày
cách tính diện tích của các hình phẳng, phép cửu
chương, bình phương, khai phương, phân số...