TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 73

70

Trong mỗi phương pháp tính ông đều làm một bài
thơ Nôm để tóm tắt từng công thức cho mọi người
dễ nhớ. Ông mở đầu cuốn sách bằng bốn câu thơ
khuyên mọi người học toán:

Trước thời biết cách thương lường
Tính toán bình phân ở cửu chương
Thông hay mọi nhẽ điều vinh hiển
Học lấy cho tinh giúp thánh vương”
.

Dân chúng yêu mến ông, thường gọi ông bằng

cái tên nôm na là Trạng Lường (nghĩa là ông trạng về
đo đạc). Bằng sự sáng tạo và tài năng của mình, ông
cũng chính là người chế tác ra bàn tính gẩy cho người
Việt. Ban đầu, mới chỉ làm bằng đất, sau tiến lên một
bước làm bằng gỗ, bằng trúc, sơn nhiều màu sắc khác
nhau, vừa đẹp vừa dễ tính, từ người bình dân đến
thành thị, ai cũng dùng được.

Tài năng như thế, nên tiếng tăm của ông bay ra

ngoài biên giới trời Nam. Tuy nhiên, ngày xưa, vua
quan nhà Minh thường cậy thế nước lớn, coi thường
nước ta, gọi dân ta là man di, mọi rợ. Nhưng một
lần, sứ nhà Minh sang nước ta, Trạng nguyên
Lương Thế Vinh được vua Lê Thánh Tông sai ra tiếp
sứ, ông đã làm cho chúng một phen “bạt vía kinh
hồn” mà không dám coi thường nước ta nữa.

Sứ nhà Minh tên là Chu Hy, đã nghe tiếng Trạng

nguyên Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về
văn chương, âm nhạc mà còn tinh thông về toán
học, bèn hỏi:

71

- Có phải ông là người làm ra sách Đại thành toán

pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của
nước Nam đó không?

Trạng nguyên Lương Thế Vinh đáp:

- Không sai! Người đó chính là tôi.

Nhân có con voi đang kéo gỗ bên sông, Chu

Hy bảo:

- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!
- Xin vâng!

Dứt lời, Trạng nguyên Lương Thế Vinh xăm xăm

cầm cân đi cân voi.

Sứ Tàu cười nói:

- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con

voi đấy!

- Thì chia nhỏ con voi ra! - Lương Thế Vinh thản

nhiên trả lời!

Chu Hy lại châm chọc:

- Ông định mổ thịt voi à? Để phần tôi một

miếng nhé!

Trạng nguyên Lương Thế Vinh tỉnh khô không

đáp. Đến bến sông, Trạng chỉ chiếc thuyền bỏ
không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi,
do voi nặng nên đầm sâu xuống. Trạng nguyên
Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép
nước trên mạn thuyền, rồi dắt voi lên. Kế đó,
Trạng ra lệnh cho đổ đá hộc xuống thuyền, cho
đến khi thuyền đầm xuống tới đúng dấu cũ thì
ngưng đổ đá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.