TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 80

78

thi đặc biệt để xếp hạng các tiến sĩ theo giáp đệ, tổ
chức ngay trong sân điện nhà vua vì vậy gọi là thi
Đình (Đình thí) hay thi Điện (Điện thí). Khác với thi
Hội và thi Hương, thí sinh phải qua bốn kỳ, thi Đình
chỉ thi một bài văn sách nên gọi là Đình đối sách văn
(Văn sách thi Đình) và gọi tắt là đối sách hay Đình đình
đối.
Bài văn sách thi Đình do vua trực tiếp phê duyệt,
lấy đỗ và xếp hạng. Để đạt cao trong kỳ thi Đình mà
cao nhất là Trạng nguyên, sĩ tử cần phải có vốn kiến
thức và tài năng về Hán học, sử học và văn học (đó
cũng là điều kiện để vượt qua hai kỳ thi Hương và
thi Hội) và phải có sự hiểu biết tình hình của đất
nước và vận dụng tri thức của mình để lý giải và đề
ra kế sách giải quyết những vấn đề của thực tế. Vũ
Kiệt đã vượt qua kỳ thi Đình đối với bài văn sách dài
hơn chục nghìn chữ, vượt xa mức quy định tối thiểu
(là ba nghìn chữ) nhiều lần, tất nhiên trong phạm vi
thời gian một ngày, lại bị cắt đoạn bằng nhiều nghi
thức, và bị khống chế ở những câu hỏi, bài Đình đối
sách văn không thể phản ánh đầy đủ tư tưởng trí tuệ
của người thi nhưng trong phạm vi một bài văn, Vũ
Kiệt đã đạt tới đỉnh cao nhất của khoa cử, thể hiện tài
năng “kinh bang tế thế” của ông.

Mở đầu bài văn sách Đình đối, Vũ Kiệt đã đề cập

đến những vấn đề chung nhưng theo ông đó là cái
“cốt lõi của việc thịnh trị đất nước”.

“Thần nghe: Muốn tìm hiểu đường lối trị nước

cần phải tìm cái cốt yếu của việc trị nước. Muốn

79

tìm cách thức của việc cứu tế cần xem xét nguyên
nhân của việc cứu tế. Bởi vì việc võ là để uy hiếp kẻ
địch bên ngoài, ổn định đất nước, nên thánh nhân
dùng nộ khí để răn đe. Nho thuật để ngợi ca việc
giáo hóa, điểm tô nền thái bình, nên bậc vua giỏi
dùng mừng vui để tu đức. Cái tốt, cái xấu không
phân biệt, tất thiện ác lẫn lộn. Người trung, kẻ tà
không phân biệt thì người hiền tài chẳng vui khi
được sử dụng. Phong tục không thuần hậu thì luân
thường đổ nát, khiến cho nhân dân tâm bất chính,
mà đạo đời không thuần nhất”.

Từ phần chung này, bài văn sách của Vũ Kiệt

đã đề cập đến nhiều vấn đề lớn của xã hội mà
đầu bài thi đặt ra. Trong phạm vi bài này, xin đề
cập đến hai phần có nội dung về giáo dục và về
quan lại.

“Trẫm lo cho Nho thuật chưa thịnh đạt nên

chú trọng việc tuyển chọn học trò vào Quốc Tử
Giám, để nêu khuôn phép, kính trọng học quan,
để dựng khuôn mẫu. Sách xưa có câu “Thầy
nghiêm thì việc học đạo mới được tôn kính”.
Nhưng hiện tại nho sinh lại cảm thấy xấu hổ khi
đến học thầy, cốt làm những chuyện họa may,
hoặc qua tuần qua tháng lại đổi thầy. Một nho
sinh mà chưa bao giờ biết gò mình trong việc tu
chỉnh, khi đạt được danh vọng ở triều đình thì ít
tuân theo lễ nghĩa. Đạo làm thầy bị bỏ rơi sao mà
lâu thế, làm thế nào để cứu vãn được...”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.