92
TRẠNG NGUYÊN VŨ DUỆ
(1468 - 1520)
Vũ Duệ người xã Trình Xá, huyện Sơn Vị, trấn
Sơn Tây, (nay là làng Trình Xá, xã Vĩnh Lại, huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là một bậc danh thần
tiết nghĩa, cũng là nhà thơ có tiếng đời Lê.
Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất niên
hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) đời vua Lê Thánh Tông.
Ông làm quan trải các chức: Trình ý Bỉnh văn công
thần, Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ,
Nhập thị Kinh diên, Thiếu bảo, tước Trình Khê hầu.
Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông đã tuẫn tiết
để tỏ lòng trung nghĩa. Đến đời Lê Trung Hưng,
ông được phong làm Phúc thần.
Tác phẩm của ông hiện còn 9 bài thơ chữ Hán
chép trong Toàn Việt thi lục.
GIAI THOẠI
VỀ TRẠNG NGUYÊN VŨ DUỆ
1. Cõng em học lỏm
Thuở nhỏ, Vũ Duệ có tên là Vũ Nghĩa Chí. Cậu
93
bé có điều thiệt thòi hơn các bạn đồng trang lứa, vì
nhà nghèo quá mà không được đi học. Hằng ngày
cậu bé Nghĩa Chí phải trông em, lo cơm nước để bố
mẹ đi làm ngoài đồng. Nhưng cậu bé rất sáng dạ lại
ham học. Như đã thành lệ, mỗi buổi sáng khi thầy
đồ bắt đầu dạy chữ cũng là lúc Nghĩa Chí cõng em
đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.
Thời gian thấm thoắt gần một năm trôi qua, cậu
học trò nhỏ vẫn rất mực chuyên cần, ngày ngày
chăm chỉ tới lớp học ké.
Thầy đồ thấy Nghĩa Chí nhà nghèo mà ham học
như thế thì có phần mến phục trong lòng. Một hôm,
thầy ra ý muốn thử tài cậu bé. Nếu cậu bé thực sự
thông minh, thầy sẽ tìm cách giúp.
Thầy đồ đặt ra một câu hỏi. Cả lớp nhìn nhau,
câu hỏi hóc búa quá, không ai trả lời được. Lúc này
thầy mới nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi Vũ Nghĩa Chí
đang cõng em, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu
học trò nhỏ đang nhìn lại mình, ý chừng cậu muốn
trả lời câu hỏi ấy thay cho các bạn trong lớp.
Thấy vậy, thầy đồ hỏi:
- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?
Cậu bé trả lời:
- Dạ, thưa thầy được ạ!
Thầy ôn tồn bảo em:
- Con thử nói xem nào!
Được phép thầy, Nghĩa Chí đáp trôi chảy, mạch
lạc, đâu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp