TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 96

94

kinh ngạc thán phục. Thầy ra tận nơi Chí đứng, xoa
đầu em, hỏi mới biết tên em là Nghĩa Chí. Thầy nói:

- Cái tên Nghĩa Chí tuy hay, nhưng vẫn chưa

xứng với tài năng của con. Nay thầy muốn đổi cho
con cái tên mới là Duệ. Duệ có nghĩa là sáng suốt,
hiểu biết sâu xa. Liệu có được không?

Nghĩa Chí gật đầu ưng thuận rồi vái tạ thầy ra

về. Từ đó, em có tên là Vũ Duệ.

Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu

bé khuyên nhủ cha mẹ cho Duệ đi học.

Thế là Vũ Duệ bắt đầu đến lớp học chính thức,

như bao em khác, bên thầy, bên bạn. Chỉ vài tháng
sau Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.

2. “Bố cháu đi chém cây sống...”

Vũ Duệ không những học giỏi mà sự thông

minh, láu lỉnh cũng hiếm ai bằng.

Có lần, bố mẹ đi vắng, có người cùng làng đến

đòi nợ, hỏi:

- Bố mẹ cháu đâu?
Vũ Duệ đáp:
- Bố cháu đi chém cây sống, trồng cây chết. Mẹ

cháu đi bán gió, mua que.

Người nọ lạ lắm, suy nghĩ mãi vẫn không nghĩ

ra bố mẹ cậu bé đi đâu. Căn vặn mãi, Duệ chỉ cười
mà không đáp. Người khách không nhịn nổi tò mò
mới dỗ dành:

- Cháu cứ nói thật đi, ta sẽ xóa nợ cho.
Nghe thế, Duệ chạy tót ra ngoài vườn lấy một

95

cục đất sét, bảo khách in tay vào để làm tin. Sau đó,
cậu mới giải thích:

- Cha cháu đi nhổ mạ cấy lúa. Đấy chẳng là

chém cây sống trồng cây chết là gì! Còn mẹ cháu đi
bán quạt, rồi mua tre về để đan quạt, thế là đi bán
gió mua que.

Người khách chịu Vũ Duệ thông minh, bèn bỏ

về. Hôm sau nữa, lại đến đòi nợ. Duệ đưa hòn đất
có dấu tay in, nói:

- Hôm trước, ông điểm chỉ vào đây rồi, còn đòi

gì nữa.

Người khách ngẩn người ra, đành thôi không

đòi nữa, còn món nợ thì xin giúp Vũ Duệ để mua
sách vở học.

3. Nghĩa khí học trò

Vũ Duệ có trí nhớ kỳ lạ. Các sách chỉ cần đọc

qua một lần là thuộc. Vì nghèo khổ quá, nhà thủng
dột tứ tung, nên ông thường hay ra ngồi ngoài cầu
lợp

1

ở đầu làng để học cho khỏi ướt. Một hôm trời

rét, ông nằm co trên sàn cầu, chợt có Quan Thái
phóng đi qua, ông vẫn cứ nằm ỳ không dậy. Quan
thét mắng cho thế là người vô lễ và điên cuồng, sai
lính đến hỏi tội.

_______________

1. Đây là kiểu nhà “thượng gia hạ kiều” (trên nhà,

dưới cầu) thời xưa, khá phổ biến ở làng quê. Nơi đó vừa
là cầu qua sông, vừa là nhà trú chân cho người qua lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.