TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 98

96

Vũ Duệ nói với người lính:
- Chú bẩm hộ với quan tôi không phải cuồng mà

là học trò nghèo, có biết quan đi qua, nhưng rét quá
co quắp cả chân tay không dậy được.

Quan bảo:
- Đã khoe là học trò thì ta ra cho bài thơ, lấy nằm

co làm đề, lấy cuồng làm vần, hễ không làm được, ta
sẽ đánh đòn.

Vũ Duệ vẫn không thèm dậy, cứ nằm mà đọc luôn:

Ba gian cầu trống khổ mình ông,
Rét quá nằm co há phải cuồng?
Cá lớn nép vây miền Bắc Hải
Rồng thiêng uốn khúc chốn Nam Dương

1

Một niềm trung ái lo cho trọn
Hai chữ công danh níu chẳng buông
Có khuất bao nhiêu thời có duỗi
Sang xuân ấm áp hãy ra tuồng.

Quan Thái phóng thấy bài thơ có khí phách nên

thưởng cho ông rất hậu để tỏ ý kính trọng.

*

* *


Năm Canh Tuất (1490), đời vua Lê Thánh Tông,

_______________

1. Nam Dương: Tên đất, nơi Khổng Minh đời Tam Quốc

ở ẩn trước khi ra giúp Lưu Bị. Tác giả có ý nói mình
đương ở ẩn để chuẩn bị giúp nước, giúp đời.

97

Vũ Duệ dự thi, đỗ Trạng nguyên. Trong buổi tiệc
vua ban để trọng đãi các vị tân khoa, thấy Vũ Duệ
đối đáp thông minh, lại hiểu rộng biết nhiều, vua vui
mừng nói với cận thần tả hữu rằng:

- Nếu quốc gia có sự gì, đã có người này gánh vác.
Ban đầu, Vũ Duệ được bổ làm Tham chính trấn

Hải Dương. Đến đời vua Lê Chiêu Tông, ông được
thăng chức Thượng thư Bộ Lại kiêm Đông các Đại
học sĩ, tước Trình khê hầu.

Vũ Duệ tính cương trực, thẳng thắn, nên vua Lê

rất tin dùng, các quan đồng triều ai cũng kính nể.

Khi nhà Lê suy vong, bị Mạc Đăng Dung cướp

ngôi. Thấy ông là người có tài, Mạc Đăng Dung dụ
ông ra làm quan, ông chửi mắng thậm tệ, rồi đeo ấn
tín nhảy xuống cửa Thần Phù tuẫn tiết.

Năm 1666, vì cảm kích trước lòng trung nghĩa

của Vũ Duệ với nhà Lê, vua Lê Huyền Tông cho dân
làng lập đền thờ, đồng thời tặng lá cờ thêu hai chữ
“Tiết Nghĩa” treo ở đền thờ ông.




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.