Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Nhận định
Phụ lục: Những biến cố lớn xảy ra trong đời Trang tử
Vài lời thƣa trƣớc
Trƣớc ngày 30-04-1975, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có một trăm tác phẩm đƣợc xuất bản và mƣời tác
phẩm khác chƣa in: Tôi tập viết tiếng Việt, Đời nghệ sĩ, Con đƣờng thiên lí, Một mùa hè vắng bóng
chim, Những quần đảo thần tiên, Gogol, Tourguéniev, Tchékhov, Lịch sử văn minh Trung Quốc,
Trang tử. Mƣời tác phẩm đó đƣợc cụ đã giới thiệu sơ lƣợc trong Hồi kí (Phần VI: Từ ngày giải
phóng (1975-81), chƣơng XXXIII: Lại tiếp tục viết, mục Sửa lại bản thảo chƣa in); riêng cuốn Trang
tử cụ viết nhƣ sau:
“Trang tử có địa vị rất lớn trong lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc, ngang với Mạnh tử, hơn Tuân tử, hơn
cả Mặc tử nữa. Nhờ ông một phần lớn mà tƣ tƣởng của Lão tử mới đƣợc phổ biến mạnh: chỉ giới trí
thức mới quí những cách ngôn trong Đạo Đức kinh, còn giới bình dân thì ai cũng biết ít nhiều những
ngụ ngôn của Trang tử. Tên ông gắn liền với tên của Lão tử và cả hai có công làm cho dân tộc Trung
Hoa bớt thực tiễn, yêu thiên nhiên, tự do hơn, khoan dung hơn, khoáng đạt hơn… thơ văn cũng nhƣ
hội hoạ từ Lục triều trở đi, nhất là dƣới đời Tống đều mang dấu vết của Trang[1].
Ở nƣớc ta ông Nguyễn Duy Cần đã giới thiệu học thuyết của Trang, nhƣng chỉ dịch ít chƣơng trong
Nội thiên, Nội thiên và Tạp thiên[2]; lại không đặt chân nguỵ của những thiên đó, cho nên cho nên
gán cho ông vài tƣ tƣởng không thực của ông. Ông nhằm mục đích phổ thông hơn khảo cứu.
Ngƣời đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong bộ Trang tử (cũng có tên là Nam Hoa Kinh[3]) là Tô
Đông Pha đời Tống. Sau ông, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều.
Đại khái ngày nay ai cũng nhận rằng Nội thiên là của Trang tử (trừ một số bài), còn Nội thiên và Tạp
thiên là của ngƣời đời sau.
Tôi kiếm đƣợc năm bản Trang tử, quan trọng nhất là Trang tử toản tiên của Tiền Mục, Tân dịch
Trang tử độc bản của Hoàng Cẩm Hoành (1974) và L‟œuvre complète de Tchouang-tseu của Liou