TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 11

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Kia - hway (1969); dịch tất cả các chƣơng trong Nội thiên, Nội thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài

nào; cuối mỗi chƣơng đƣa ra nhận định của các học giả gần đây, và một số nhận định của tôi về

chân, nguỵ; nếu là nguỵ tác thì ngƣời viết thuộc về phái nào: chẳng hạn phái quá khích của Lão giáo,

phái ôn hoà của Lão giáo, phái theo Trang, phái theo Khổng, phái theo Đạo gia (tu tiên) hay Pháp

gia…

Tôi chỉ dùng những chƣơng chắc chắn của Trang để phân tích tƣ tƣởng của Trang, rán không gán

cho Trang những tƣ tƣởng của ngƣời sau. Cuối cùng tôi chỉ cách nên đọc Trang ra sao.

Tác phẩm khá dày: trên 500 trang (riêng phần giới thiệu trên 300 trang)[4]. Và có thể coi là công

trình đầy đủ nhất về Trang tử từ trƣớc tới nay, tiếc là chƣa in đƣợc” (Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb

Văn học, 1993, trang 537-538).

Tuy bảo là “dịch tất cả các chƣơng trong Nội thiên, Nội thiên, Tạp thiên, không bỏ một bài nào”,

điều này cũng đƣợc nói đến trong lời giới thiệu ngắn ở đầu bộ Trang tử; nhƣng vì trong Ngoại thiên

và Tạp thiên có nhiều bài chép từ bộ Liệt tử và Dƣơng tử (cụ gọi tắt là Liệt tử) mà cụ đã chú dịch và

cho xuất bản trƣớc 1975, nên các bài tƣơng ứng trong bộ Trang tử này, cụ đã lƣợc bỏ, không chép

lại, nhƣ: Đạt sinh 3, Đạt sinh 9, Sơn mộc 9, Trí Bắc du 4, Từ Vô Quỉ 7, Ngụ ngôn 7, Nhƣợng vƣơng

6. Ngƣợc lại, có bài cụ không dịch trong Liệt tử lại đƣợc cụ dịch trong bộ Trang tử nhƣ truyện ngƣời

say rƣợu té xe trong bài Đạt sinh 2, truyện luyện gà đá trong bài Đạt sinh 8... Nhƣ vậy, ngƣời đọc

muốn đọc đƣợc các bài hoặc các đoạn bị lƣợc bỏ trong bộ này thì phải tìm trong bộ kia và ngƣợc lại.

Cũng có bài, nhƣ bài Liệt Ngự Khấu 1, cụ đã dịch trong Liệt tử nhƣng ở đây cụ “dịch lại để sửa vài

chữ”.

Về việc dịch lại, tuy cụ Nguyễn Hiến Lê không nói ra, nhƣng tôi thấy có nhiều câu trong bộ Trang tử

này không giống với những câu tƣơng ứng đã đƣợc cụ và cụ Giản Chi dịch trong bộ Đại cƣơng triết

học Trung Quốc (ĐCTHTQ) từ năm 1962-63[5]. Ví dụ hai câu: “Sát sinh dã bất tử. Sinh sinh giả bất

sinh”, trong ĐCTHTQ dịch là: “Cái giết đƣợc cái sống thì cái đó không chết. Cái sinh ra đƣợc cái

sinh ra thì cái đó chính nó không từ đâu sinh ra” (bản của Nxb Thanh Niên, 1994, Tập 1, trang 181),

trong Trang tử (bài Đại Tôn sƣ 2) dịch là: Bậc chủ tể giết sinh mệnh thì không chết, bậc đó sinh ra

sinh mệnh mà cũng lại không sinh (nghĩa là không có cái gì sinh ra cả)”. Một ví dụ khác, câu “Chiêu

ƣ minh minh, hữu luân sinh ƣ vô hình”, sách trƣớc dịch là: “Cái sáng láng sinh ra từ cái mịt mờ, cái

có loại (tức vật hữu hình) sinh ra từ cái vô hình” (Sđd, Tập 1, trang 183); sách sau dịch là: “Cái sáng

sủa phát sinh từ cái tối tăm; cái hữu hình phát sinh từ cái vô hình” (Trí Bắc du 5).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.