giống như tín hiệu an toàn, trẻ sẽ kiên nhẫn chờ đợi.
Lời khuyên
Trong quá trình thực hiện trò chơi, mẹ phải nói thật truyền cảm, phối hợp phát
ra một vài âm thanh, tạo nền tảng cho trẻ có khả năng học tập ngôn ngữ sau
này.
Giọng nói phát ra trong phạm vi thị lực của trẻ sẽ giúp mở rộng khu vực khám
phá cho trẻ.
Phát triển trí tuệ Trọng điểm bồi dưỡng thính giác của trẻ ở mỗi một giai đoạn
khác nhau.
• Trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi nghe nhạc: Mẹ bật một khúc nhạc có giai điệu hay,
chậm rãi hoặc nói chuyện, lắc chuông để có thể giúp trẻ phát triển thính giác.
• Hát bài hát thiếu nhi cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi: Trong bài hát thiếu nhi
mà trẻ thích có những âm có vần điệu và tiết tấu vui nhộn, mỗi ngày hát ít
nhất từ 1 đến 2 bài, mỗi bài hát ít nhất từ 3 đến 4 lần.
• Gọi tên lúc trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi: Mẹ dùng các ngữ điệu khác nhau để
gọi tên trẻ và tên người khác, bồi dưỡng thính lực và khả năng giao tiếp tiết
tấu âm nhạc cho trẻ.
• Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi: Mỗi ngày, mẹ hát cho trẻ nghe một bài hát thiếu
nhi đơn giản, nhanh, nhẹ nhàng, và kể cho trẻ nghe một câu chuyện màu sắc
có kèm theo hình vẽ.
HIỂU ĐƯỢC CÁC NÉT MẶT
Bồi dưỡng kỹ năng:
Giúp trẻ biết phân biệt sắc thái biểu cảm của mẹ, biết là mẹ đang tán thưởng,
cho phép hay là phê bình, từ đó học cách hiểu được ý nghĩ của người khác,
biết phối hợp với người khác.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Sắc thái biểu cảm của mẹ.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Thông thường khi mẹ và trẻ thì thầm nói chuyện, mẹ phải biểu lộ sắc thái
biểu dương và phê bình vào thời điểm thích hợp.
38