TRẺ CÀNG CHƠI CÀNG THÔNG MINH - Trang 41

Phương pháp và các bước thực hiện:

1. Mẹ dùng tay chỉ vào bố hoặc vào ảnh của bố, phát âm “bố”, cố gắng sao
cho âm thanh liên hệ được với người.

2. Khi làm bất cứ chuyện gì với trẻ, mẹ đều phải nói “mẹ đến đây”, “mẹ bón
cho nào”, “mẹ thay cho nào”, “mẹ tắm cho nào”…

3. Khi trẻ vươn tay ra lấy đồ chơi, mẹ phải kịp nói với trẻ “cầm đi con”, khi
trẻ cầm được đồ chơi lên đập đập, mẹ nói “đập đập”.

4. Cố gắng nói chuyện nhiều với trẻ, cố gắng bắt chước trẻ phát ra phụ âm
kép.

5. Khi trẻ vô tình nói “a bừ” hoặc “a u”, mẹ phải đồng thời nói phụ họa cùng
trẻ “a không”, để cho trẻ luyện tập nhiều.

Lời khuyên

1. Khuyến khích trẻ phát ra phụ âm, cố gắng liên hệ âm thanh với người và
động tác.

2. Phải cho trẻ luyện tập trong vòng 120 ngày sau khi trẻ chào đời, nếu không
khả năng hiểu lời nói của trẻ sẽ bị chậm lại.

Phát triển trí tuệ

Khi dạy trẻ thử phát ra phụ âm, phải thường xuyên lặp lại các bước của trò
chơi kể trên, việc này sẽ làm cho trẻ dần hiểu được “bố, mẹ” là chỉ người.
Cho đến 150 ngày sau khi sinh, trẻ mới dần dần phân biệt được các thành viên
trong gia đình; trẻ sẽ hiểu được khi nói đến bố tức là bố mình, nói mẹ tức là
mẹ mình.

CẦM NẮM, GÕ VÀ CHUYỀN TAY

Bồi dưỡng kỹ năng:

Phát triển kỹ năng của tay, rèn luyện cho trẻ khả năng vỗ tay, nắm, truyền tay,
tạo nền tảng cho động tác tinh xảo ở vùng tay của trẻ sau này.

Độ tuổi thích hợp:

5 - 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Món đồ chơi nhỏ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

1. Sau khi biết nắm lấy các đồ vật, trẻ sẽ nắm được vật tương đối chắc chắn

40

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.