Về mặt cảm giác, trẻ sẽ phân biệt được mình với thế giới bên ngoài, thêm vào
đó, thông qua việc nhìn mình trong gương và nghe thấy âm thanh giọng nói
của mình, trẻ sẽ dần dần tự nhận thức được bản thân.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Thanh xúc xắc.
Phương pháp và các bước thực hiện:
Thông thường, trẻ sẽ dần dần nhận thức được bản thân mình khác với thế giới
bên ngoài, trẻ sẽ phân biệt bản thân với thế giới thông qua cảm giác cầm nắm,
ví dụ:
1. Khi trẻ dùng sức một tay để nắm tay còn lại, một tay trẻ sẽ cảm thấy bị
chèn ép; khi trẻ cầm thanh xúc xắc, trẻ chỉ cảm nhận được sức dùng để cầm
nắm nhưng không cảm thấy bị chèn ép.
2. Trẻ sẽ cầm tay mình nhiều lần, rồi lại đi cầm nắm đồ chơi; sờ vào ngón tay
của mình, rồi lại đi sờ vào đồ chơi, trẻ sẽ phát hiện ra các cảm giác khác nhau.
3. Có khi trẻ vỗ tay mình, vỗ vào mặt mình sẽ cảm thấy bị đau, nhưng khi vỗ
lên đồ chơi thì không đau.
Lời khuyên
Trẻ thường xuyên cắn đầu ti mẹ làm cho mẹ cảm thấy đau, nhưng khi trẻ mút
ngón tay, rất ít khi trẻ tự làm đau mình, bởi vì khi ngón tay cảm thấy bị đau,
trẻ sẽ tự buông lỏng, trẻ không cố dùng sức để nghiến, cắn.
Khắp cơ thể trẻ đều có các dây thần kinh cảm giác, điều này sẽ khiến trẻ dần
nhận thức được khác biệt giữa cơ thể mình với thế giới bên ngoài.
Phát triển trí tuệ
Thực tiễn chứng minh: Tìm tòi, khám phá là nền tảng cơ sở phân biệt bản
thân với thế giới bên ngoài. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu từ việc phân biệt bản
thân với thế giới bên ngoài để nhận biết bản thân. Bởi vì khi trẻ được 6 tuổi,
thị lực mới gần phát triển hoàn thiện, trước lúc đó trẻ chủ yếu nhờ vào cảm
giác và tìm tòi để phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài. Ví dụ: Trẻ cắn
ngón tay mình, trẻ sẽ cảm thấy đau, đối tượng cảm thấy “đau” là “mình”; trẻ
cắn quần áo của mình thì không cảm thấy đau. Trẻ thích cắn đồ vật, cắn mình,
bởi vì thông qua cách đó trẻ sẽ xác nhận được “bản thân”.
Do đó, để sinh tồn tốt hơn, đối phó với môi trường xung quanh tốt hơn, trẻ sẽ
42