thông qua việc khám phá, tìm tòi tự phát, dần phong phú và hoàn thiện kết
cấu nhận thức của bản thân. Trẻ tiếp xúc với các sự vật, cảm nhận được các
kích thích khác nhau, đồng thời trong quá trình trùng lặp, động tác không
ngừng mạnh lên, trẻ sẽ thiết lập nên các phản xạ có điều kiện.
VỚI ĐỒ VẬT TREO TRÊN CAO
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi với đồ vật có thể thúc đẩy khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa mắt
và tay, đồng thời làm cho trẻ có cảm nhận bước đầu về vị trí của vật thể.
Độ tuổi thích hợp:
5 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Món đồ chơi nhỏ.
Phương pháp và các bước chuẩn bị:
1. Treo một món đồ chơi nhỏ phía trước giường của trẻ, hướng dẫn trẻ dùng
hai tay để ôm nắm lấy đồ chơi.
2. Khi hai tay trẻ đan ôm nhau, một tay sờ được đồ vật sẽ chuyển sang tay còn
lại, hai tay cùng phối hợp là có thể ôm chặt được đồ chơi.
3. Khi bắt nắm được đồ chơi, việc đầu tiên trẻ làm là cho món đồ chơi đó vào
trong miệng cắn, nếm xem nó có vị gì, có ăn được không.
4. Khi hai tay trẻ cầm đồ chơi có vẻ mỏi, có lúc trẻ sẽ tự nới lỏng một tay, để
món đồ chơi đó rơi vào một tay còn lại.
Lời khuyên
Phải vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, cố gắng tránh để trẻ cắn vào đồ chơi làm bằng
gỗ sơn có chứa chì.
Phát triển trí tuệ
Nếu trẻ nhà bạn đã từng học qua cách đập vào đồ chơi từ lúc trẻ được 60 đến
90 ngày, thì khi trẻ được tầm 120 ngày là đã có thể nhấc được đồ vật. Những
trẻ chưa luyện tập qua cách đập vào đồ vật thì phải khi trẻ được 150 đến 170
ngày tuổi mới có thể học được.
HỌC GIƠ TAY KÉO ĐỒ
Bồi dưỡng kỹ năng:
Rèn luyện cơ vùng tay cho trẻ và giúp trẻ có khả năng tự chủ hoạt động đối
43