bằng ngón tay cái và bốn ngón tay khác phương pháp cầm nắm này gọi là
“nắm đồ đạc bằng các ngón”.
2. Sau khi học được “nắm đồ đạc bằng các ngón”, hai tay trẻ, mỗi tay có thể
cầm nắm một món đồ chơi, và rung lắc, trẻ sẽ rất hứng thú khi nghe âm thanh
phát ra, trẻ sẽ cầm đồ chơi và gõ.
3. Nếu mẹ lại đưa cho trẻ một món đồ chơi nữa, trẻ sẽ vứt đồ chơi trong tay đi
để cầm đồ chơi mới.
4. Mẹ nhặt món đồ chơi mà trẻ vừa vứt và cầm đi chỗ khác để cho trẻ không
dám vứt đồ chơi đi nữa, trẻ sẽ ôm món đồ chơi đang có trong tay, rồi lại đi lấy
tiếp.
5. Tay của trẻ không nắm chắc được đồ chơi, trẻ sẽ dùng tay để thử bằng
nhiều cách, cuối cùng sẽ học được cách đặt món đồ chơi mà tay trái cầm
xuống, chuyển món đồ chơi trong tay phải sang tay trái, rồi lại vươn tay phải
ra lấy món đồ chơi thứ ba.
Có một số trẻ khi vòng hai tay ôm thứ gì đó rồi nhấc lên, đồng thời sẽ dùng
hai bàn tay cầm một món đồ chơi khác nữa. Trong quá trình chơi, trẻ sẽ bỏ
một tay, một tay còn lại cầm lấy đồ chơi. Một lát sau trẻ lại dùng cả hai tay
chơi, chơi một lúc lại bỏ một tay, chuyển đồ chơi sang tay khác.
Lời khuyên
Kiểu chuyền tay này xảy ra khoảng tầm từ ngày 140 đến 150 sau khi trẻ ra
đời, đây là kiểu chuyền tay vô thức. Chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác
một cách có ý thức xảy ra khi trẻ được khoảng 170 ngày đến 180 ngày hoặc
muộn hơn một chút. Chuyền tay là dấu hiệu tiến bộ kỹ năng tay, phối hợp hai
tay.
Phát triển trí tuệ
Rất nhiều kỹ năng của con người đều phải dùng đến hai tay. Tế bào thần kinh
não điều khiển tay có khoảng hơn hai mươi vạn tế bào. Mà tế bào thần kinh
trung khu vận động chỉ có hơn năm vạn, vì vậy mọi người đều nói “sáng dạ
khéo tay”.
Trẻ được 5 đến 6 tháng bắt đầu phát triển khả năng của ngón cái; khi trẻ được
8 đến 9 tháng sẽ phát triển khả năng của ngón trỏ. Kết hợp mắt và tay có thể
phát triển kỹ xảo của tay, kết hợp tay và chân có thể duy trì cân bằng cơ thể
và phát âm động tác, rất quan trọng đối với phát triển cơ thể và tâm hồn trẻ.
NHẬN BIẾT BẢN THÂN
Bồi dưỡng kỹ năng:
41