TRẺ CÀNG CHƠI CÀNG THÔNG MINH - Trang 53

3. Các trò chơi luyện tập nhận thức tình cảm và phát triển trí tuệ như nói “cảm
ơn”, các trò chơi liên quan đến phát âm, nhận biết giày dép, nghe chỉ lệnh
thực hiện thao tác,…

4. Các trò chơi luyện tập khả năng tự xử lý cuộc sống, như cầm thìa, cầm cốc
uống nước,…

KHẢ NĂNG TÌM KIẾM

Bồi dưỡng kỹ năng:

Học tập cách tìm kiếm những đồ vật, điều khiển mắt trong tầm nhìn, bồi
dưỡng khả năng quan sát của trẻ, nâng cao khả năng tìm tòi, hiểu được sự tồn
tại của vật thể.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Bánh quy, các đồ chơi bằng vải nhung hoặc quả bóng da.

Phương pháp và các bước thực hiện:

1. Đưa cho trẻ xem một đồ chơi mà trẻ thích, ví dụ như quả bóng da, sau đó
liền giấu quả bóng đi.

2. Khuyến khích trẻ đi tìm đồ chơi, hỏi các câu hỏi như: “Quả bóng da chạy
đi đâu rồi nhỉ?”

3. Khoảng 30 giây sau, khi trẻ không tìm được quả bóng, liền lấy quả bóng ra
đặt lên trên tay và nói: “Quả bóng ở trên tay mẹ này.”

4. Đợi sau khi trẻ phát hiện và tìm thấy quả bóng, mẹ đưa quả bóng cho bé
chơi một lúc, để trẻ dùng tay đẩy quả bóng.

5. Lặp lại các động tác trên, quan sát biểu hiện và thị giác của trẻ. Mẹ sẽ phát
hiện thấy rằng: Nếu đồ chơi được đem giấu đi không phải là thứ mà trẻ thích
nhất, thì trẻ sẽ không quan tâm đi tìm lại; nếu là đồ chơi mà trẻ thích nhất, trẻ
có thể sẽ bực tức hoặc khóc to lên.

Lời khuyên

Thời gian giấu đồ chơi không nên quá lâu, tránh để trẻ mất hứng. Trước đó,
phải tìm hiểu xem trẻ yêu thích thứ gì, dùng đồ chơi mà trẻ thích thử thì mới
có thể chứng minh trẻ có khả năng quan sát nhạy bén hay không.

Phát triển trí tuệ

52

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.