Để kích thích trí tuệ của trẻ, bồi dưỡng khả năng quan sát, mẹ nhất định phải
cho trẻ chơi trò chơi trên nhiều lần. Đồng thời, để cho trẻ khỏi thấy nhàm
chán, mẹ phải dùng các phương pháp khác nhau để chơi cùng với trẻ, để trẻ
tích lũy kinh nghiệm, như có thể lấy các nắp hộp, bát, gối, chăn giấu đi, rồi
cùng tìm ra.
CÓ ĐIỆN THOẠI
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi gọi điện thoại vừa có thể điều chỉnh được cảm hứng ngôn ngữ của
trẻ, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ, lại có thể giúp trẻ nhận
biết một hình thức giao lưu với người khác, nâng cao khả năng giao tiếp.
Độ tuổi thích hợp:
7 tháng tuổi.
Chuẩn bị trò chơi:
Điện thoại đồ chơi, hai chiếc ống nghe.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Để trẻ ngồi trên giường, mẹ ngồi đối diện với trẻ.
2. Mẹ cầm điện thoại đồ chơi lên, nói vào điện thoại: “A lô, bé con có nhà
không?”
3. Giúp bé cầm điện thoại lên, nói: “Con à, có điện thoại đấy, con mau nghe
đi.”
Mẹ đóng liền hai vai, diễn cả mẹ và cả giọng trẻ “đáp lời”, có thể nói chuyện
xem mẹ hôm nay làm gì và bé đã làm gì.
Lời khuyên
Phải khơi dậy sự nhiệt tình nói chuyện ở trẻ, cố gắng lặp lại lời của bé “i, i,
a,a”, đồng thời thêm các “chú thích” tương ứng.
Trong “điện thoại”, mẹ phải cố gắng thông qua việc nhấn mạnh vào từ ngữ
nào đó, tăng thêm sự lý giải và nhận biết các từ ngữ thường dùng hàng ngày,
như “đi tè”, “đói rồi”, “vui”, “xinh đẹp”,…
Phát triển trí tuệ
Mẹ phải tạo thói quen hay nói chuyện với bé, sau khi bé tỉnh ngủ, mẹ có thể
nói với trẻ bằng ngữ điệu chậm rãi, âu yếm để nói cho trẻ biết bạn đang làm
gì, thời tiết hôm nay ra sao, trong người mình thấy thế nào, ví dụ như:
53