Đồ chơi nhỏ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng rõ ràng.
Phương pháp, các bước thực hiện:
Trẻ nằm ngửa trên giường, mẹ ngồi đối diện và cười với trẻ, cách trẻ khoảng
chừng 20 đến 30 cm, cho trẻ nhìn đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có hình dạng rõ
ràng (ví dụ như màu đỏ, màu vàng).
Trò chơi này nên thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần kéo dài liên tục
khoảng 15 giây.
Lời khuyên
1. Với bất kỳ đồ chơi nào, bố mẹ đều phải gây sự chú ý cho trẻ bằng cách liên
tục thay đổi. Bởi vì nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng thời gian trẻ nhìn
vào hình mới sẽ lâu hơn hình cũ, quá trình này chứng tỏ trẻ có ký ức về hình
đã từng nhìn.
2. Khi bố mẹ cầm đồ chơi lắc qua lắc lại thì đừng lắc quá mạnh, cần phải
hướng dẫn tầm nhìn của trẻ dịch chuyển từ từ, tạo sự chú ý cho trẻ một cách
từ từ.
Phát triển trí tuệ
Đợi đến khi trẻ dần dần quen với đồ chơi này, bố mẹ có thể lắc đồ chơi từ từ
sang trái, sang phải, nhằm bồi dưỡng khả năng theo dõi thị giác của trẻ.
Bố mẹ có thể đứng bế trẻ, dùng tay phải đỡ lấy phần đầu trẻ, để trẻ không
ngoái ra đằng sau. Thử để trẻ quan sát tranh và đồ chơi treo xung quanh tường
trong phòng ở đằng sau từ bên vai trái của bạn.
TAY XINH NẮM NẮM
Bồi dưỡng kỹ năng:
Hướng dẫn trẻ luyện tập vận động vùng tay, học được cách duỗi và nắm chặt
ngón tay, biết cách khép và sử dụng đồng thời hai tay, tiếp tục luyện tập sử
dụng cả tay và mắt, tập thay đổi động tác của tay.
Độ tuổi thích hợp:
Nửa tháng tuổi trở lên.
Chuẩn bị trò chơi:
Bộ quần áo, chăn hoặc đồ chơi nhỏ, vừa vặn.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Khi trẻ đưa tay ra, mẹ phải vuốt ve bàn tay trẻ, đặt ngón tay mình lên trên
6