lòng bàn tay của trẻ giúp trẻ luyện tập cách cầm bằng cách thử để cho tay của
trẻ nắm chặt ngón tay mẹ.
2. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, hãy cho trẻ thử cầm nắm đồ chơi, sờ vào quần áo
của mẹ hoặc các đồ vật chất liệu khác nhau để tăng cường xúc giác cho trẻ.
3. Trẻ 3 tháng tuổi rất hay nhìn bàn tay của mình, đồng thời biết cách sờ vào
các mép quần áo nhỏ, giường nhỏ, chăn nhỏ mà trẻ tiếp xúc.
Lời khuyên
1. Đồ vật mà trẻ cầm nắm phải mềm, tốt nhất là không được có nút, cúc để
tránh làm cho trẻ bị thương.
2. Thời gian cầm nắm đồ chơi và chơi của trẻ không nên kéo dài, thời gian lâu
nhất không được quá 5 phút.
Phát triển trí tuệ
Quá trình luyện tập tay không chỉ giúp trẻ phát triển cơ thịt và khả năng vận
động, mà còn có thể thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ toàn diện của trẻ.
Do đó, mẹ có thể thử vừa hát vừa vỗ tay cho trẻ nghe và xem, như vậy trẻ sẽ
tự học được cách quơ quơ đôi tay nhỏ xíu của mình, từ đó phát triển khả năng
cảm nhận tiết tấu của âm nhạc.
NGHE ÂM THANH
Bồi dưỡng kỹ năng:
Trò chơi này giúp trẻ tiếp xúc với âm thanh, quen với âm thanh, từ đó nâng
cao khả năng ghi nhớ thính giác của trẻ, xây dựng liên kết ngôn ngữ quan
trọng, bồi dưỡng khả năng trí tuệ không gian thị giác, kích thích và thúc đẩy
sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Độ tuổi thích hợp:
Trẻ mới sinh.
Chuẩn bị trò chơi:
Thanh xúc xắc hoặc là hộp nhạc.
Phương pháp và các bước thực hiện:
1. Thực hiện trò chơi khi trẻ vui. Lúc đó bạn hãy ôm trẻ hoặc để trẻ nằm trong
nôi.
2. Dùng thanh xúc xắc có âm thanh nhẹ nhàng (hoặc hộp nhạc) để chơi đùa
với trẻ, thanh xúc xắc (hoặc hộp nhạc) có thể quay liên tục, thu hút sự chú ý
7