TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 128

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

Đó không chỉ là vấn đề đạo đức. Đó là vấn đề của lương tâm.

Giúp đỡ người nghèo khó là đạo lý có trong tất cả các tín ngưỡng lớn. Từ Do Thái cổ của chữ “từ thiện”, tzedakah, có

nghĩa là “công lý”, ý là giúp đỡ người nghèo khó không chỉ là tùy hứng mà còn là một phần cần thiết trong cuộc sống

chuẩn mực.

Kinh Thánh có hơn 3.000 mục đề cập đến việc giảm đói nghèo, biến nó thành vấn đề đạo đức chính yếu của đạo Cơ

Đốc. Chúa Giê-xu nói, cách chúng ta hành xử “với những người anh em cùng khổ nhất” chính là điều quyết định ta có

được bước vào thế giới của Chúa trời hay không.

Linh mục Rick Warren, tác giả quyển The Purpose Driven Life trong chuyến ghé thăm Nam Phi vài năm trước đã tình

cờ nhìn thấy một nhà thờ nhỏ được dựng lên từ túp lều đổ nát xiêu vẹo che chắn cho 25 cô nhi mắc bệnh AIDS. Ông

nói nó “như một lưỡi dao cứa vào tim; tôi nhận ra họ làm được nhiều thứ giúp cho người nghèo hơn toàn bộ nhà thờ

khổng lồ của tôi.”

Sau đó ông nói thêm, “Tôi không quan tâm đến chính trị hay những cuộc chiến văn hóa. Mối quan tâm duy nhất của tôi

là làm sao cho mọi người quan tâm nhiều hơn về Darfurs và Rwandas.”

Người Mỹ là những người có lòng hảo tâm. Nghiên cứu cho thấy họ cho đi khoảng 2,2% tổng thu nhập quốc gia. Con số

đó lớn hơn rất nhiều so với những nước khác, và gấp đôi số tiền từ thiện của hầu hết những quốc gia giàu có. 70% các

gia đình ở Mỹ làm từ thiện dưới nhiều hình thức khác nhau hàng năm.

Đa số họ giúp đỡ cộng đồng địa phương – và điều đó rất tốt. Nhưng sự nghèo đói ở đây rất khác biệt. 97% những

người được Cục Dân số Hoa Kỳ xác định là nghèo sở hữu ti-vi màu. ¾ người sở hữu xe hơi. ¾ sở hữu đầu máy VCR

hay DVD. ¾ sống trong nhà có máy điều hòa. Béo phì được xem là bệnh dịch.

Đó không phải là loại nghèo đang giết chết 18 triệu người mỗi năm. Mỗi ngày, hơn 1 tỷ người lớn và trẻ em khắp thế

giới không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất. Singer ước lượng rằng số tiền để đưa một người từ cảnh nghèo

cùng cực lên đến mức có thể tự lo cho bản thân chưa đến 200 đô-la.

Chúng ta ai cũng biết tất cả những lý do khiến người ta thường phản đối việc cứu trợ quốc tế. Nhiều người lo ngại

không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi chính phủ đưa tiền viện trợ cho một tổ chức đồi bại nào đó ở nước ngoài. (Không ai

muốn tiền của mình bị chuyển vào tài khoản ngân hàng của một tay tham nhũng.) Trong quá khứ, đã có rất nhiều

những tổ chức cứu trợ chính thức bị hiểu lầm hoặc đi chệch hướng. Và tôi không phản đối những người cho rằng giải

pháp lâu dài phải là trao đổi thương mại, chứ không phải cứu trợ.

Thế nhưng, bạn vẫn có thể giảm thiểu thương đau và sự chịu đựng của người khác mà không cần thông qua một tổ

chức chính phủ nào – và cũng không cần lo tiền quyên góp của bạn sẽ khiến họ ỷ lại.

Chẳng hạn như Tổ chức phi lợi nhuận Grameen đang đấu tranh chống lại đói nghèo trên thế giới bằng cách cho vay

với lãi suất cực thấp. Tổ chức đó cho hàng triệu người nghèo nhất trên thế giới (đặc biệt là phụ nữ) vay những món

tiền nhỏ với tỷ lệ trả nợ là 97%. Số tiền đó cho phép họ mua hạt giống, làm ăn kinh doanh, trả tiền bác sĩ, hay trang

trải những nhu cầu cấp bách trong gia đình. Nó giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo và bắt đầu cuộc sống được người khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.