TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 132

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

phút tối vào ngày 31 tháng 12. Và lịch sử loài người xưa nay được ghi nhận chỉ kéo dài trong khoảng 10 giây cuối cùng

của phút cuối cùng của ngày cuối năm. Kim tự tháp được xây dựng vào 9 phút trước. Vương triều La Mã sụp đổ 3 giây

trước. Columbus phát hiện ra châu Mỹ 1 giây trước.

Giờ ta nhìn lại mọi thứ…

Vốn đã mời nhiều bạn bè và đồng nghiệp ghé mắt nhìn vào chiếc kính thiên văn Meade của mình, tôi biết nhiều người

vẫn còn nghi ngờ về thuyết Big Bang của khoa học vũ trụ. Âu đó cũng là điều tốt. Kiến thức của ta ngày càng tăng nhờ

biết hoài nghi. Tuy nhiên, rất ít người nghi ngờ kết luận của bản thân, thế nên khoa học mới tưởng thưởng và tôn kính

những ai chỉnh sửa các kết luận sai lầm của đồng sự. Chỉ có những luận điểm nào có chứng cứ và đã qua kiểm nghiệm

– và vẫn đứng vững trước sự công kích quyết liệt nhất của phía phản đối – mới sống sót.

Mô hình Big Bang đã tồn tại hơn 70 năm qua, và bằng chứng ủng hộ nó ngày một nhiều hơn. (Để hiểu rõ hơn về vấn đề

này, tôi đề nghị bạn đọc Big Bang: The Origin of the Universe (Big Bang: Cội Nguồn Của Vũ Trụ) của nhà vật lý nguyên

tử Simon Singh, một quyển sách rất đáng xem.)

Thế nhưng, vài người vẫn không chấp nhận nó vì lý do tín ngưỡng. Tuy nhiên, hầu hết các tôn giáo phương Tây đều

đồng tình với luận điểm này. Báo cáo khoa học về nguồn gốc của chúng ta đã được đạo Do Thái mới, Nhà thờ Công

giáo La Mã, và hầu hết các tín đồ đạo Tin lành chính thống chấp nhận.

Và vẫn còn vô số điểm cho các nhà thần học tấn công. Điều gì đã gây nên vụ nổ Big Bang? Tại sao những điều kiện vật

chất lại phù hợp đến vậy để cho phép hình thành nên những thiên hà, hành tinh, và cuối cùng là thực thể sống? Các

định luật vật lý sinh ra từ đâu? Nếu không phải do thế lực siêu nhiên nào đó thì phải giải thích thế nào? Tại sao thực tế

toán học lại bao trùm tự nhiên? Nói tóm lại, tại sao vật lý lý thuyết lại có tác dụng?

Ngay cả các nhà khoa học theo chủ nghĩa duy vật triệt để nhất cũng phải tin rồi đây ta sẽ hiểu rõ vũ trụ này. Nếu

không, ngành nghiên cứu khoa học có lợi ích gì?

Như Carl Sagan viết trong quyển The Demon-Haunted World (Thế Giới Quỷ Ám):

Khoa học không chỉ phù hợp với tín ngưỡng tâm linh; nó còn là nguồn tín ngưỡng tâm linh uyên thâm. Khi ta ý thức

được vị trí của mình trong cái mênh mông đo bằng năm ánh sáng và trong quãng thời gian đã qua, khi ta nắm bắt

được sự phức tạp, vẻ đẹp và sự huyền ảo của cuộc sống, thì cảm xúc choáng ngợp ấy, vừa tự hào vừa khiêm tốn, chắc

chắn thuộc về tâm linh.

Sau hàng ngàn năm, cuối cùng chúng ta cũng được trở thành một phần của thế hệ đầu tiên tìm ra lời giải thích chặt

chẽ, hợp lý, cô đọng về nguồn gốc của những gì ta thấy trên bầu trời đêm. Chắc chắn đây chính là một trong những

thành tựu lớn nhất của tri thức và tâm hồn nhân loại.

Lời giải thích về nguồn gốc con người luôn âm vang trong mỗi chúng ta.

Chúng ta luôn có nhu cầu mãnh liệt muốn cảm thấy gắn kết với những gì vĩ đại hơn bản thân mình. Giờ thì ta đã biết –

liên kết ấy có tồn tại, một cách sâu sắc nhất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.