TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 138

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

truyền học J. B. S. Haldane nói rằng, khi ông làm thí nghiệm, ông phải giả định là không có chuyện thượng đế, thiên

thần hay ác quỷ nào tác động đến quá trình.

Không phải khoa học bác bỏ khả năng tồn tại của các thực thể hay nguyên nhân siêu nhiên nào. Chẳng qua là họ không

bàn đến những tác nhân đó trong quá trình nghiên cứu khoa học. (Hay, như nhà triết học khoa học Robert Pennock

của Đại học bang Mich- igan nói một cách dí dỏm, “Khoa học cũng vô thần không khác gì nghề sửa ống nước”.)

Liệu tín ngưỡng và khoa học có cần đôi co với nhau như Hatfields và McCoys không? Có lẽ không. Như tác giả Stephen

Jay Gould quá cố đã viết trong quyển Rocks of Ages:

Khoa học cố gắng dẫn chứng bằng tài liệu về bản chất thật sự của thế giới tự nhiên, phát triển giả thuyết giúp củng cố

và giải thích chúng. Mặt khác, tín ngưỡng cũng quan trọng không kém nhưng lại hoạt động theo một khía cạnh hoàn

toàn khác về mục đích, ý nghĩa và giá trị nhân loại – những đề tài mà khoa học có thể giải thích nhưng không thể nào

giải quyết thỏa đáng… Khoa học tìm ra thời kỳ đồ đá, còn tôn giáo nói về đá của các thời kỳ; khoa học nghiên cứu

phương pháp vận hành của thiên đàng còn tín ngưỡng chỉ cho ta cách để lên thiên đàng.

Đa số chúng ta chấp nhận điều này. Ta còn được khai sáng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Chỉ có điều, tín

ngưỡng và khoa học tiếp cận thế giới này theo hai cách quá khác biệt. Đặc biệt, khoa học chỉ tiến bộ khi quyền lực và

các kiến thức lỗi thời bị gạt sang một bên.

Thế nhưng, cả hai đều mang đến cho ta tri thức và sự an ủi. Trong The Sense of Wonder, nhà nghiên cứu vạn vật học

Rachel Carson viết:

Những người luôn trăn trở, dù là nhà khoa học hay thường dân, về cái đẹp hay bí ẩn của trái đất không bao giờ cô đơn

hay chán ngán cuộc sống… Trong hiện tượng chim di trú, sự lên xuống của thủy triều, những nụ hoa sắp nở vào mùa

xuân đều hàm chứa vẻ đẹp tinh thần lẫn thực tế. Ta biết mọi thứ không ngừng tái tạo trong quá trình tuần hoàn của tự

nhiên – chắc chắn sau đêm dài là bình minh, và khi đông qua xuân sẽ về.

Nhà thiên văn học Carl Sagan đã đẩy quan điểm về thiên nhiên này lên một tầm cao hơn. Chương trình truyền hình

Cosmos (Vũ Trụ) của ông, với hơn 600 triệu người xem trên toàn cầu, là câu chuyện đáng tự hào về quá trình nghiên

cứu hơn 40.000 thế hệ đi trước, cuối cùng ta cũng khám phá ra được mối liên hệ của loài người trong không gian và

thời gian như thế nào. Thông qua các phương pháp khoa học, chúng ta đã tái dựng lịch sử vũ trụ và tìm ra phần viết về

mình trong một câu chuyện vĩ đại.

Sagan xem nghiên cứu về vũ trụ như một nguồn tâm linh đích thực, truyền cảm hứng cho con người khám phá và

cống hiến. Trong tác phẩm Pale Blue Dot, ông viết, “Một tôn giáo, dù lâu đời hay mới xuất hiện, nếu biết xem trọng sự

kỳ vĩ của vũ trụ như những gì khoa học hiện đại đã khám phá, thì nó sẽ khiến người ta sùng bái hơn nhiều so với nhiều

đức tin thông thường khác.”

Sagan gọi khoa học là dạng “sùng bái có tri thức”, một lời nhắc nhở về sự liên kết của ta với vạn vật. Theo ông, chúng

ta ai cũng là hệ quả của thiên hà, được cấu thành từ những nguyên tử

– những nguyên tố nặng – được rèn từ trong phần cốt sục sôi của những tinh tú xa xôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.