Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com
Thế nhưng, cáo phó của cha mẹ tôi lại không truyền tải được con người của họ như thế nào. Có lẽ vì thế mà cha mẹ bắt
tôi đọc cho họ nghe. Mà họ đã chết đâu. Tôi thấy họ sống khỏe sống tốt hơn bất kỳ ai.
Dù đã ngoài tám mươi, cha mẹ tôi vẫn còn rất năng động, khỏe mạnh và – như mọi khi – vẫn đang tận hưởng cuộc
sống, thậm chí còn hay chơi bóng bàn đôi với Karen và tôi, chúng tôi thường xuyên bại trận.
Vậy tại sao tôi lại đọc cáo phó của cha mẹ mình?
Một số người không chấp nhận nổi chuyện mai này mình sẽ chết. Cha mẹ tôi thì không. Giấy tờ ủy thác tài sản đã được
lo xong. Di chúc cũng được bổ sung. Kế hoạch cho tang lễ đã được lên chu đáo. Con cái cũng được báo trước đồ dùng
trong nhà cái nào sẽ thuộc về đứa nào.
Bây giờ thì tôi biết cả cáo phó của cha mẹ cũng được viết xong. Nhưng không được hay cho lắm, mới ở dạng bản thảo,
những sự kiện mờ nhạt không đạt hiệu quả mong đợi. Ví dụ như có một danh sách dài ngoằng tên họ hàng và chú
thích ai chết trước ai. Nhưng phần nội dung chính ở đâu?
Đâu rồi câu chuyện có lần mẹ tôi thức dậy giữa đêm khi nghe có tiếng động dưới gầm giường – mà bà tưởng là tôi –
rồi phát hiện ra tên trộm và đuổi hắn ra khỏi nhà?
Hay là có lần đi trượt tuyết, xe nhà tôi bị hư trên đường về và chúng tôi quyết định đi nhờ xe suốt 65 km còn lại để về
nhà? Bởi vì có 5 người (cha, tôi và 3 người anh trai) nên chúng tôi quyết định chia làm 2 nhóm để dễ quá giang. Và đây
là một kỷ niệm kỳ quặc: tôi ngồi trên xe của một người lạ giữa trời đông rét cóng, chạy ngang qua cha và em tôi đang
đưa tay ra bắt xe… và không thèm dừng lại.
Cáo phó không phải lúc nào cũng ghi lại những cột mốc này. Và điều đó thật không may chút nào. Nói cho cùng thì cáo
phó không chỉ nhằm thông báo chuyện ai đó qua đời, mà nó còn là câu chuyện về một đời người, thậm chí còn là
nguồn cảm hứng cho bài điếu văn trước lễ truy điệu.
Hay nhất là khi cáo phó chuyển thể thành văn chương. Năm 1988, trên tờ Nhật Báo Luân Đôn có một bài cáo phó
không tên dành cho nhạc sĩ Jazz vĩ đại Chet Baker như sau:
Chắc chắn là có những đêm không được như mọi đêm, nhưng thậm chí khi tiếng kèn của anh gần như trong suốt,
giọng hát của anh như tiếng thì thầm, và âm nhạc ngấp nghé nguy cơ vụt tắt vĩnh viễn, thì tài năng âm nhạc bẩm sinh
của anh cũng vẫn tạo được những phép mầu nho nhỏ của sự thanh nhã không vẹn toàn.
Còn những bài cáo phó khác, như bài của Hugh Massingberd trên tờ Daily Telegraph, thì ít chất thơ hơn một chút:
Lord Moynihan đệ Tam, mất tại Manila, thọ 55 tuổi. Bằng con người và sự nghiệp của mình, ông đã bắn những phát
đạn chỉ trích thói con ông cháu cha. Nghề nghiệp chính của ông là người chơi trống bongo, tay lường gạt đầy tự tin,
quản lý nhà thổ, buôn ma túy và bán tin cho cảnh sát…
Đương nhiên, hầu hết chúng ta không đủ nổi tiếng (hay tai tiếng) để được đăng cáo phó trên tờ Thời báo New York
hay bất kỳ tờ báo cấp quốc gia nào. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất một tờ báo địa phương dành hẳn một bài viết