Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com
Tất nhiên, tôi biết sự sợ hãi của mình chỉ là cảm tính chứ không phải lý tính; nếu không tôi đã chẳng bao giờ cho con
mình tham gia. Mỗi chuyện nó đòi nhảy thôi cũng đủ làm tôi phát hoảng. Nó là đứa hay đòi hé cửa phòng ban đêm để
thấy ánh đèn ngoài hành lang cơ mà.
Chúng ta ghét phải thừa nhận, nhưng thực tế là hầu hết nỗi sợ hãi của ta đều vô lý. Càng ngày cuộc sống của ta càng
bớt nguy hiểm. Công nghệ, máy móc và y học hiện đại đã loại bỏ được gần hết những mối đe dọa ấy.
Thế nhưng, ta không thể trốn tránh quá khứ. Nỗi sợ của ta phát triển như một cơ chế sinh tồn bản năng. Nó xuất hiện
khi ta thấy mình bị đe dọa, kích hoạt phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Đa số chọn bỏ chạy (hay trốn tránh). Và
nghiên cứu cho thấy nỗi sợ của con người cũng khá giống nhau: nhện, rắn, độ cao, nói chuyện trước đám đông, cái
chết.
Như Jerry Seinfeld từng nói vui, “Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy nỗi sợ hãi lớn nhất của con người là nói chuyện
trước đám đông. Thứ hai là chết. Nghe có vô lý không? Nghĩa là đa số đến tham dự lễ tang thà chọn nằm trong quan tài
còn hơn phải đứng đó đọc điếu văn?”
Đương nhiên, hạn chế lớn nhất của con người chính là sợ thất bại. Dù có ý thức được điều đó hay không thì sự sợ hãi
vẫn làm ta tê liệt, nó khiến ta không dám chủ động đề nghị được thăng chức, đón nhận rủi ro, làm quen với một cô gái,
hỏi về phần ăn mình đã gọi, trải nghiệm những cái mới. Bám lấy những gì an toàn, thoải mái và quen thuộc lúc nào
cũng dễ dàng hơn.
Thế nhưng mỗi khi chọn việc an toàn, ta càng củng cố nỗi sợ hãi. Ta nuôi dưỡng nó. Chỉ khi vượt qua được cảm xúc
yếu đuối này, ta mới thật sự bắt đầu sống. “Người nào không chế ngự được nỗi sợ hãi tức là chưa biết được bí mật
cuộc sống,” Ralph Waldo Emerson nói.
Làm sao để chinh phục nỗi sợ? Bằng cách làm những việc ta tưởng mình không thể làm, hết lần này đến lần khác.
Chẳng hạn như khi còn trẻ, tôi rất hoảng mỗi khi phải nói chuyện trước đám đông. Ngày nay, tôi lại rất thích thú mỗi
khi có dịp được nói chuyện trước một nhóm lớn.
Sau chuyến bay kinh hoàng cách đây khoảng 30 năm, có một dạo tôi rất sợ bay. Nhưng bây giờ thì tôi đã quá quen với
những chuyến bay dài thường xuyên.
Nỗi sợ hãi là chướng ngại vật to lớn cản trở ta đến thành công. Nó khiến những chuyện đơn giản hóa khó khăn. Nó là
thứ đối nghịch với niềm tin, nó khiến ta mắc kẹt giữa cảm giác hối tiếc về quá khứ và hoang mang về tương lai.
Thế nhưng, hiếm khi nào ta chắc chắn được những điều ta sợ sẽ xảy ra. Chúng ta không phải đang chạy trốn khỏi
những mối đe dọa thật sự, mà chỉ là những ông kẹ do ta tưởng tượng ra. Như Bertrand Russell nói, “Chế ngự nỗi sợ
hãi chính là khởi nguồn của sự thông thái.”
Và phần thưởng mang lại sẽ là rất nhiều thứ. Phía bên kia của sự sợ hãi chính là sự tự do: Tự do thoát khỏi nỗi lo âu.
Tự do thoát khỏi tiếc nuối. Tự do thoát khỏi một cuộc sống không toàn vẹn. Vận may thường mỉm cười với những con
người gan dạ.
Marianne Williamson viết: