TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 155

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

Họ xem thần thoại như một sự kiện chỉ diễn ra một lần (hay hoàn toàn không diễn ra) nhưng ở một khía cạnh nào đó,

nó thường xuyên diễn ra. Thần thoại bàn đến các sự kiện và cảm xúc bất tận như: sinh, lão, bệnh, tử, khổ đau, mất mát,

vận mệnh, sợ hãi, tán dương.

Thần thoại có ở mọi thời đại và trong mọi nền văn hóa. Ngay từ thuở khai sơ, loài người đã nghĩ ra những câu chuyện

cổ tích đặt cuộc sống của chúng ta vào một bối cảnh lớn hơn và ban cho cuộc sống này một ý nghĩa, một phương

hướng. Cụ thể là những câu chuyện thần thoại anh hùng ca, chúng được sáng tạo ra không chỉ để ta có một biểu tượng

tinh thần, mà còn để đánh thức tính anh hùng trong mỗi chúng ta.

Anh hùng, theo định nghĩa, là người cống hiến cuộc đời cho nghiệp lớn. Khi một người trở thành hình tượng để người

khác noi theo, người ấy có thể được thần thoại hóa. Chúng ta thường thấy điều này trong lĩnh vực thể thao. Thể thao

cho ta những ví dụ sống động nhất về sự xuất chúng, vượt qua thử thách, và đạt được thành tựu vĩ đại.

Tuy nhiên xét về mặt lịch sử, thần thoại đóng một vai trò khác. Nó giải thích về thế giới này và vị trí của ta trong đó.

Thần thoại thường bắt nguồn từ nỗi bất an về những điều không giải thích được bằng suy nghĩ thực tế.

Chẳng hạn, xã hội nguyên thủy thừa nhận chúng ta phải sát sinh và ăn để sinh tồn. Thần thoại được tạo ra nhằm giải

thích điều này. Như Laurence G. Boldt có viết, “Nếu bạn dành một khoảng thời gian dài trong ngày để lần theo và săn

một con thú, sau đó nhìn nó khổ sở chịu đựng và chết dần dưới mũi giáo hay mũi tên của bạn, cảm xúc của bạn dành

cho món ăn đó sẽ khác hơn là khi bạn đến siêu thị đông đúc, chọn một miếng thịt được bọc trong giấy kính và liệng

vào xe đẩy hàng.” Người ta cần thần thoại để xoa dịu lương tâm con người, để biện minh và thần thánh hóa hành vi

giết chóc của mình. Thế nhưng, những thần thoại đó ngày nay không còn được đón nhận như xưa nữa.

Những truyền thống tồn tại lâu đời nhất xuất hiện vào khoảng từ năm 800 đến năm 200 trước Công Nguyên, giai đoạn

mà nhà triết học người Đức Karl Jaspers gọi là “Thời kỳ Axial”. Trong khoảng thời gian này, loài người chứng kiến sự

phát triển nở rộ của vô số tín ngưỡng từ đạo Khổng và đạo Lão ở Trung Quốc, đạo Phật và Hindu ở Ấn Độ, đạo độc

thần ở Trung Đông và Hy Lạp, chủ nghĩa duy lý ở châu Âu. Lúc đó là lúc con người bắt đầu nhận ra những mặt hạn chế

và khả năng của mình trong việc làm sáng tỏ được những điều trước giờ mình chưa từng biết. Những nhà hiền triết

Axial dạy rằng: công bằng, tính chính trực và lòng trắc ẩn đem lại lợi ích cho cả cá nhân lẫn xã hội… Hơn 2 thiên niên

kỷ sau, những lý lẽ này vẫn còn tác dụng.

Trong loạt phim tài liệu The Power of Myth (Sức Mạnh Của Thần Thoại) phát trên PBS có Joseph Campbell đóng, Bill

Moyers đã nói:

Những điểm chung của loài người đã được thể hiện hết trong thần thoại. Thần thoại là những câu chuyện kể về quá

trình tìm kiếm đằng đẵng bao thế hệ để thấy được chân lý, ý nghĩa và tầm quan trọng. Chúng ta ai cũng muốn được kể

và hiểu câu chuyện của mình. Tất cả mọi người đều cần hiểu về cái chết, và ta cần được người khác giúp đỡ từ lúc sinh

ra, trong quá trình sống và đến lúc mất đi. Ta phải thấy đời mình có ý nghĩa, chạm được sự vĩnh hằng, hiểu được

những điều bí ẩn, và khám phá mình là ai.

Campbell, một chuyên gia về thần thoại học tương đối, đã cống hiến cả cuộc đời mình để nghiên cứu về những phong

tục tập quán thông thái của thế giới. Ông kết luận rằng thần thoại truyền thống có 4 tính năng chính:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.