Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com
những người hành động như người giàu, muốn giàu, nhưng thật sự thì chẳng giàu. (Có một câu thành ngữ dùng để chỉ
đối tượng này là “thùng rỗng kêu to”.)
Nhiều người trong số đó là người tốt, có học thức và có lẽ thu nhập hàng tháng lên đến sáu con số. Nhưng họ không
phải là những người giàu có đúng nghĩa, bởi đối với phần lớn người lao động – thậm chí cả với những người có lương
cao – thì việc vừa tiêu xài quá tay vừa dành dụm tiền là điều hầu như không thể. (Mà tiết kiệm tiền là chìa khóa tiên
quyết cho việc đầu tư.)
Trong quyển Stop Acting Rich and Start Living Like a Real Millionaire của mình, Tiến sĩ Stanley nhớ lại có lần, trong
chương trình Oprah, một khán giả đã đặt câu hỏi mà ông từng nghe hàng trăm lần trước đó:
“Giữ cả đống tiền mà không tiêu thì được ích gì?” Nữ khán giả này thậm chí còn tỏ ra hết sức phẫn nộ. “Những người
như vậy chẳng thể nào hạnh phúc được.”
Cũng như bao người khác, cô ấy thật sự tin rằng bạn càng tiêu nhiều tiền thì cuộc sống càng tốt đẹp hơn. Xin bạn lưu ý,
chúng ta không bàn đến những người đang sống trong cảnh bần cùng. (Vì rõ ràng cuộc sống của những người này
chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn nếu họ có thêm tiền để tiêu.) Chúng ta đang nói đến tầng lớp từ trung lưu trở lên, những
người vung tay quá trán để rồi nhận ra mình đang gồng gánh áp lực nặng nề, đặc biệt là tình trạng eo hẹp về tài chính.
Vài người tỏ ra lạc quan thái quá. Số khác không nhận ra mình đang chống chọi với một đạo quân gồm những tay tiếp
thị giỏi giang và sáng tạo nhất trên thế giới. Nhiệm vụ của họ là thuyết phục bạn tin rằng “vật chất khẳng định đẳng
cấp người dùng”, rằng bạn càng chi nhiều tiền thì càng khiến người khác khâm phục. Thông điệp ngầm của những
mẩu quảng cáo trên ti-vi hay bảng hiệu do các nam nữ người mẫu xinh đẹp thể hiện là: bạn thật đặc biệt, bạn thật
xứng đáng, bạn cần có vẻ ngoài và hành động như những người thành công ngay bây giờ.
Theo Tiến sĩ Stanley thì:
Những kẻ giàu có giả tạo này chú trọng vào thứ hạng của họ trong tầng lớp mà họ giao du. Thường họ đặt lòng tự
trọng của mình vào những thứ sớm nở tối tàn. Trong tâm trí họ, chừng nào họ còn chạy theo được cạm bẫy giàu có
kia, thì giá trị họ vẫn còn. Họ tin tưởng mạnh mẽ rằng tất cả những người thành đạt về tài chính thể hiện đẳng cấp của
mình qua những vật dụng họ sở hữu. Và ngược lại, những ai không mua nổi hàng hiệu đều là những người không
thành công.
Vậy mà những triệu phú “đời thường” có cái nhìn khác hẳn. Phần lớn họ giàu lên không phải nhờ trúng số, cũng không
phải được thừa kế tài sản, mà nhờ biết tích góp và kiên trì tăng thu giảm chi hết mức có thể, đồng thời đều đặn tiết
kiệm và đầu tư khoản tiền nhàn rỗi.
Họ không phải là những người tiêu tiền mạnh tay. Theo kết quả khảo sát của Stanley, những hoạt động yêu thích nhất
của họ gồm:
Chơi với con/cháu (95%) Lập kế hoạch đầu tư (94%)
Gặp gỡ bạn bè thân thiết (87%) Thăm viện bảo tàng (83%) Quyên góp quỹ từ thiện (75%)