TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 203

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

đủ thời gian – và hứng thú – để tiêu hóa hết đống tạp chí cũ hay những vật linh tinh chất đống trong thùng cất trên gác

xép hay trong nhà xe không?

2. Bừa bộn gây hại cho các mối quan hệ. Nó khiến các thành viên trong gia đình căng thẳng với nhau. Nó tạo ra những

trận cãi vã về thói quen cá nhân và tính không ngăn nắp. Nhiều người thậm chí còn thú nhận họ ít khi mời khách đến

chơi vì xấu hổ chuyện nhà cửa bừa bộn.

3. Bừa bộn làm bạn tốn tiền. Chúng ta thường giữ lại những thứ không cần thiết vì “mua mất bao nhiêu là tiền”. Nhưng

nếu như bạn không dùng thì hãy cho người đang cần nó – hay cho từ thiện. Hãy nhớ rằng chi phí để lưu trữ, di chuyển

và giữ gìn những thứ không dùng đến cũng khá tốn kém. (Trường hợp tệ nhất, chúng còn gây ra hỏa hoạn.)

4. Bừa bộn chiếm hết không gian. Còn gì là phòng ngủ hay phòng làm việc nữa nếu bạn không dùng được hay phải lội

giữa đống đồ? Khoảng không gian ngăn nắp mang lại sự sáng sủa, giúp tinh thần ta tốt hơn và tạo ra nhiều năng lượng

tích cực hơn.

5. Bừa bộn làm tốn thời gian. Có thể bạn nghĩ mình không có thời gian giải quyết những thứ mình đã tích trữ. Nhưng

cảnh đi tìm đồ thất lạc (bao gồm cả hóa đơn chưa thanh toán), cảm giác căng thẳng, khó chịu và bực dọc, có đáng

không?

6. Bừa bộn khiến bạn không sống trọn vẹn với hiện tại. Nếu mải quan tâm đến những gì thuộc về quá khứ hay những

thứ “sẽ có lúc dùng đến”, chúng ta đã đánh mất giây phút cần sự hiện diện của ta nhất: hiện tại.

7. Bừa bộn bào mòn tinh thần. Tài sản phải là công cụ giúp bạn hiện thực hóa ước mơ, chứ không phải là chướng ngại

vật cản trở nỗ lực của bạn. Như Walsh viết trong cuốn It’s All Too Much (Quá Nhiều), “Một trong những lý do chính

khiến tôi thường xuyên dọn dẹp nhà cửa là vì tôi thấy phần không gian mà những thứ tạp nham ấy chiếm dụng làm

cản trở nghiêm trọng đến khả năng phát triển và tiến bộ của người sở hữu chúng. Nó hủy hoại người ta về mặt tinh

thần.”

Giải pháp là gì? Giành lại cuộc sống của bạn chỉ bằng vài lựa chọn khó khăn.

Theo Walsh, tính kỷ luật sắp xếp mọi thứ chỉ là thứ yếu. Để thực hiện đúng đắn, trước tiên bạn phải hình dung ra một

cuộc sống lý tưởng, bầu không khí bạn muốn có trong tổ ấm của mình và mối quan hệ tốt đẹp mà bạn mong đợi với

những người mà bạn chung sống.

Một số người trong chúng ta đã quá quen với cảnh bừa bộn đến nỗi không còn thấy khó chịu nữa. (Ngay cả khi đồ chất

cao tới mức chẳng nhìn qua nó được nữa.) Rõ ràng, nhiều người thấy thế chả sao. Einstein là một ví dụ.

Tuy nhiên, đa số chúng ta không phải Einstein. Và chúng ta nên sáng suốt hiểu rằng chỉ có chính ta, hoặc thế hệ sau

này của ta, sẽ là người đứng ra dọn dẹp mớ hỗn tạp này. (Vậy bạn có muốn người mà mình thương yêu thừa hưởng

cái mớ bòng bong này không?)

Bừa bộn không chỉ thu hẹp không gian nhà bạn mà còn bóp méo tầm nhìn của bạn. Nó khiến bạn không thể hình dung

ra cuộc sống mình mong muốn. Nó khiến bạn căng thẳng và trở nên xa cách với gia đình, bạn đời và cả những ước mơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.