Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com
để giữ mạng sống, bởi như thế thì cuộc đời đã mất đi ý nghĩa của nó. Người cùng thời với ông, Publilius Syrus, cũng
tán thành, “Còn gì nữa khi danh dự đã mất?”
Thế nhưng trong vòng 50 năm trở lại đây, văn hóa xã hội đã thay đổi. Một số người cho rằng việc mình mình cứ làm,
bất chấp chuyện người khác bị mất lòng hay mất mặt. Họ nghĩ làm thế người khác sẽ không dám giỡn mặt với họ.
Nhưng hành vi kiểu đó đơn thuần là thói cư xử lỗ mãng. Tỏ ra thô lỗ là cách chứng tỏ sức mạnh của những kẻ yếu
đuối.
Lấy ví dụ, một ngôi sao giải bóng rổ nhà nghề NBA xô người khác qua cửa kính và tự hào tuyên bố rằng anh ta “không
phải là người mẫu mực”. (Xin miễn bàn ở đây.) Những chính trị gia thoái hóa và ô danh tin rằng mình có thể tái dựng
lại sự nghiệp chỉ bằng vài lời thú nhận đẫm nước mắt và một lời xin lỗi công khai. Và tên trùm vô lại Bernie Madoff
sống xa hoa sung túc trong khi bòn rút hết tiền tiết kiệm cả đời của khách hàng, thậm chí hắn còn hút máu 15,2 triệu
đô-la từ tổ chức từ thiện dành cho các nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Elie Weisel. Không thể nào đồi bại hơn được
nữa.
George Will từng nhận thấy ngày xưa cha mẹ thường dạy con cái sống sao cho hợp với thuần phong mỹ tục, còn ngày
nay họ cố ngăn con mình không bị tiêm nhiễm thứ văn hóa độc hại. Điều này thật đáng tiếc, nhất là khi nước Mỹ được
gầy dựng bởi những con người không màng giàu sang và danh lợi, mà là một thứ gì đó rất khác.
Trong những bức thư gửi cho nhau, những người sáng lập ra nước Mỹ thường viết, “sống tốt trước đã”. Đó là lối nói
vắn tắt. Theo nền giáo dục cổ xưa, câu nói của Alexander Pope thường được lấy ra để dạy học trò, “Danh dự và hổ thẹn
mặc nhiên mà có; hãy tự sống tốt, danh dự sẽ tìm đến.”
Đó không chỉ là những lời sáo rỗng. Chúng là những lý tưởng được hướng tới. Alexander Hamilton, người đã đấu một
trận sinh tử với Aaron Burr vào năm 1804, diễn tả danh dự là “đam mê thống trị của những con người cao quý nhất”.
John Adams gọi khát khao trở nên khác biệt là “nhiệt huyết hàng đầu của tâm hồn”. Ở nhiều góc độ, khát khao này
khẳng định con người họ. Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, họ đánh cược không chỉ mạng sống và gia tài của mình, mà
còn cả danh dự thiêng liêng. Danh dự cá nhân không chỉ là điều cần thiết, nó còn là yếu tố đáng trân trọng.
Đương nhiên, không riêng gì người Mỹ có phẩm chất này. Chính khách người Đức thế kỷ XIX Otto von Bismarck từng
nói, “Thưa các quý ông, danh dự của tôi không nằm trong tay ai khác ngoài tôi; niềm danh dự tôi chất chứa trong tim
mình, chỉ dành cho riêng tôi, không một ai có thể đánh giá và đưa ra quyết định được liệu tôi có nó hay không.”
Danh dự nghĩa là dám đứng lên bảo vệ những nguyên tắc cá nhân lẫn trên phương diện quốc gia. Binh lính đôi khi
được gọi nhập ngũ để “hy sinh cao cả”. Thế nhưng, chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa duy tâm lệch lạc đang góp phần
làm giảm giá trị của danh dự. Bạn có thể thấy rõ điều này qua phương châm của những ai theo chính thể chuyên chế
“Chiến tranh không bao giờ là giải pháp.”
Thật không may, điều đó không hề đúng trong thực tế. Mohandas Gandhi và Martin Luther King thành công trong
những cuộc đấu tranh phi bạo lực để giành lại công lý vì đối thủ của họ là tính nhân đạo và chính quyền dân chủ. Với
những kẻ thù tàn bạo hơn, đứng khoanh tay là hèn nhát… hoặc tự sát. Bin Laden ngang nhiên khủng bố nước Mỹ vào
ngày 11 tháng 9 chính vì thái độ quá lãnh đạm của nước Mỹ trước những vụ tấn công người Mỹ ở nước ngoài của hắn.