đọc, tuy nhiên mặc dù cuốn sách viết rất hay và nhiều thông tin nhưng tôi
vẫn cảm thấy khó tập trung. Tôi cuộn chuột lên xuống, tìm từ khóa, tự làm
đứt quãng nhiều hơn thường lệ để đổ đầy cốc cà phê, kiểm tra hòm thư điện
tử, xem tin tức hay sắp xếp lại các tập tài liệu trong ngăn kéo. Cuối cùng tôi
cũng đọc hết cuốn sách và mừng vì đã đọc xong. Tuy nhiên một tuần sau tôi
không thể nhớ được mình đã đọc những gì”.
[193]
Khi một cuốn sách in - cho dù là sách lịch sử khoa học mới được xuất bản
hay tiểu thuyết 200 tuổi từ thời Victoria - được chuyển vào một thiết bị điện
tử có kết nối với Internet thì nó sẽ biến thành một thứ giống trang web. Từ
ngữ trong cuốn sách bị bao bọc bởi nhiều sự sao nhãng từ máy tính được
nối mạng. Các đường liên kết và chức năng nâng cao khác khiến người đọc
ghé qua chỗ này chỗ kia. Cuốn sách đánh mất cái mà John Updile quá cố
gọi là “biên giới” và hòa lẫn vào biển Internet mênh mông.
[194]
không còn giữ được tính nối tiếp và sự lưu tâm của độc giả. Các tính năng
công nghệ cao của những thiết bị như Kindle và iPad của Apple làm tăng
khả năng đọc e-book của chúng ta nhưng cách đọc sẽ hoàn toàn khác với
khi chúng ta đọc sách in.
THAY ĐỔI CÁCH ĐỌC cũng dẫn tới thay đổi văn phong khi nhà văn và
nhà xuất bản thay đổi để phù hợp với thói quen và kỳ vọng mới của độc giả.
Một ví dụ đáng chú ý của quá trình này đã được bày bán tại Nhật Bản. Năm
2001, phụ nữ Nhật Bản bắt đầu viết truyện trên điện thoại di động dưới
dạng hàng dãy tin nhắn và tải lên trang web Maho no i-rando để người khác
có thể đọc và bình luận. Các truyện này mở rộng thành “các tiểu thuyết di
động” và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một số truyện có hàng triệu độc
giả trực tuyến. Nhà xuất bản nhận thấy điều này và ngay lập tức xuất bản
các tiểu thuyết này ở dạng sách in. Đến cuối thập kỷ, tiểu thuyết di động bắt
đầu thống trị danh sách các cuốn sách bán chạy nhất trong nước. Ba tiểu
thuyết bán chạy nhất tại Nhật Bản năm 2007 đều khởi nguồn từ điện thoại
di động.