gian đó đang giảm đi. Chỉ 16% số người nói rằng họ dành nhiều “sự chú ý
bền bỉ” hơn cho việc đọc; 50% số người nói rằng họ dành ít “sự chú ý bền
bỉ” hơn cho việc đọc.
Theo Liu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng “môi trường số thường khuyến
khích mọi người tìm hiểu bao quát về nhiều chủ đề, nhưng ở mức độ hời
hợt hơn”, và rằng “các siêu liên kết khiến mọi người sao nhãng khỏi việc
đọc sâu và tư duy sâu”. Một trong những người tham gia nghiên cứu nói với
Liu: “Tôi thấy lòng kiên nhẫn đọc các văn bản dài của mình ngày càng
giảm. Tôi chỉ muốn lướt nhanh tới đoạn kết của những bài báo dài”. Một
người khác nói: “Tôi thường đọc các trang theo chuẩn html nhanh hơn so
với các tài liệu in”. Liu kết luận rằng rõ ràng cơn lũ vãn bản số đang tràn
vào máy tính và điện thoại của chúng ta, “mọi người dành nhiều thời gian
để đọc” hơn trước đây. Nhưng cũng rõ ràng đó là một kiểu đọc khác. Ông
viết: “Hoạt động đọc trên màn hình ngày càng nổi bật”, đặc trưng bởi “việc
duyệt, đọc lướt, phát hiện từ khóa, đọc một lần [và] đọc không theo thứ tự”.
Mặt khác, thời gian “dành để đọc sâu và đọc tập trung” lại giảm dần.
[256]
Chẳng có gì sai khi duyệt và đọc lướt, hay thậm chí là siêu duyệt và siêu
đọc lướt. Chúng ta luôn đọc lướt báo chí hơn là đọc thật sự và chúng ta
cũng thường xuyên đảo mắt qua sách và tạp chí để hiểu ý chính của văn bản
và quyết định xem có nên đọc kỹ hơn không. Khả năng đọc lướt cũng quan
trọng như khả năng đọc sâu. Điều khác biệt và rắc rối ở đây là đọc lướt
đang dần trở thành cách đọc chiếmưu thế. Đọc lướt từng là một phương tiện
để đạt được mục đích, một cách để phát hiện thông tin cần nghiên cứu sâu
hơn, nhưng nay nó đã trở thành mục đích - phương thức yêu thích của
chúng ta để tập hợp và tìm hiểu mọi loại thông tin. Chúng ta đã đạt tới một
điểm mà một học giả Rhodes như Joe O’Shea của bang Florida - chỉ chuyên
về triết học - thoải mái thừa nhận rằng ông không chỉ không đọc sách mà
ông cũng không thấy có nhu cầu phải đọc sách. Tại sao phải bận tâm khi
bạn có thể tra Google mọi thông tin bạn cần chỉ trong chưa tới một giây?
Có thể so sánh trải nghiệm của chúng ta với sự đảo ngược quỹ đạo ban đầu