Trên thực tế, rất nhiều người trong chúng ta đang đóng vai cậu bé này,
dù đã phạm sai lầm nhưng vẫn không nhận ra và sửa chữa khiến sai lầm
càng thêm chồng chất.
Các chuyên gia lý thuyết trò chơi gọi tình huống này là "sai lầm phối
hợp" (coordination problem).
Sau khi đã phát hiện sai lầm và tự kiểm điểm, chúng ta phải nỗ lực
làm công việc tiếp theo. Cuộc đời giống như cuộc thi vượt rào, chúng ta
không nên va chạm làm đổ rào chắn, nhưng bớt làm đổ một cái rào chắn
cũng không được cộng thêm điểm, chúng ta chỉ cần nhảy ra trong thời gian
ngắn nhất là được. Nếu cứ nuối tiếc và hối hận vì một cái rào bị đổ thì thành
tích cuối cùng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
CÓ DŨNG KHÍ MỚI THÀNH CÔNG
• TINH HOA TRÍ TUỆ
Trong trò chơi, để giành thắng lợi hoàn toàn, chúng ta phải có dũng khí.
• GIAI THOẠI
Trên thảo nguyên mênh mông, vì tranh đoạt số thịt thừa của một con
bò rừng được sư tử bỏ lại, một lũ sói đã xung đột với bầy linh cẩu. Mặc dù
bầy linh cẩu chết rất nhiều con, nhưng do đông hơn bầy sói nên chúng cũng
cắn chết rất nhiều con sói. Cuối cùng, chỉ còn lại con sói đầu đàn và năm
con linh cẩu đối đầu nhau. Hiển nhiên, lực lượng hai bên rất chênh lệch,
huống hồ chân của sói đầu đàn đã bị thương trong trận hỗn chiến. Cái chân
sau lê lết trên đất đó trở thành gánh nặng vướng víu sói đầu đàn.
Lũ linh cẩu từng bước áp sát, thình lình, sói đầu đàn quay đầu cắn đứt
cái chân bị thương của mình rồi nhào đến vồ con linh cẩu gần nhất, cắt đứt
họng nó nhanh như điện xẹt. Bốn con linh cẩu còn lại kinh sợ trước hành
động của sói đầu đàn, đều đứng chôn trân tại chỗ không dám tiến lên. Cuối
cùng, bốn con linh cẩu đành lê tấm thân mỏi mệt, từng bước thất thểu tránh
xa con sói đầu đàn đang hằm hè nhìn chúng.
• PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Trước hoành cảnh nguy hiểm, con sói đầu đàn đã biết hy sinh một cái
chân để bảo toàn tính mạng, đó là một lựa chọn bất đắc dĩ nhưng cũng rất
thông minh. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại không có dũng khí và
trí tuệ này nên thường rơi vào cạm bẫy "nguyên tắc cá sấu" (alligator
principle).