- Ngài nói người đạo đức thì không được nói dối, nhưng nếu tướng sĩ
quân ta tìm cách đánh lừa quân địch trong lúc giao chiến với kẻ thù thì có
phải họ là người thiếu đạo đức chăng?
Người kia đáp:
- Nói dối để đánh lừa quân địch thì không phải là hành vi vô đạo đức,
nhưng dối gạt người bên mình thì đúng là vậy.
Socrates lại hỏi:
-Vậy nếu trong lúc đánh nhau với kẻ thù, quân mình bị bao vây, tình
thế rất nguy ngập. Để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho binh lính, có vị tướng
lừa họ rằng: "Viện quân sắp đến rồi, mọi người hãy cố phá vòng vây", và họ
đã thành công. Thế viên tướng nói dối đó có phải là kẻ vô đạo đức không?
Người kia trả lời:
- Đấy chỉ là vì bất đắc dĩ, chúng ta không thể làm thế trong cuộc sống
hằng ngày.
Socrates vẫn tiếp tục hỏi:
- Ta vẫn thường gặp tình huống thế này, đứa con bị ốm nhưng không
chịu uống thuốc nên người cha mới phải đánh lừa nó rằng: "Con à, thứ này
có phải là thuốc đâu, là kẹo mà, ngon lắm đấy!". Lẽ nào nếu nói vậy thì
người cha cũng là người thiếu đạo đức?
Người kia đành phải công nhận:
- Người nói dối với thiện ý tốt thì không phải là kẻ vô đạo đức.
Socrates vặn lại:
- Người không nói dối người khác là có đạo đức, lừa dối người khác
cũng là có đạo đức, vậy hóa ra đạo đức của một người không thể phân định
qua việc anh ta có nói dối hay không. Vậy rốt cuộc ta phải dựa vào tiêu chí
nào để xét, ngài cho tôi biết đi?
Người kia đành nói:
- Kẻ không biết thế nào là đạo đức thì không thể làm người có đạo
đức, người biết đạo đức là gì là người có đạo đức.
Socrates vỗ tay nói:
- Ngài quả là một triết gia vĩ đại! Ngài đã cho tôi biết đạo đức chính
là sự nhận thức về đạo đức, giúp tôi hiểu ra vấn đề mà bấy lâu nay tôi vẫn
còn thắc mắc. Xin chân thành cảm tạ ngài.
Qua câu chuyện trên, ta hiểu ra rằng: nói dối không liên quan gì đến
đạo đức mà chỉ là một kiểu chiến thuật.
Đương nhiên, lời nói dối ta đề cập đến ở đây cần nằm trong giới hạn
nhất định. Bất kỳ lời nói dối nào, dù xuất phát từ thiện ý hay ác ý, một khi