TRIẾT HỌC HIỆN SINH - Trang 4

TỰA

(NHÂN DỊP TÁI BẢN LẦN THỨ 3

CUỐN “TRIẾT HỌC HIỆN SINH” CỦA TÔI)

Trong lịch sử triết học, từ cổ chí kim, triết hiện sinh là trường

hợp duy nhất người ta thấy “triết học đã xuống đường: triết học
đã xâm nhập vào văn học quần chúng (tiểu thuyết, báo chí, kịch
nghệ) và vào đời sống của giới trẻ (các quán cà phê hiện sinh nơi
Sartre đàm đạo triết học với bạn bè và các đệ tử, các cái hầm
hiện sinh nơi thanh yên nam nữ sinh hoạt văn nghệ và nhảy
nhót). Sở dĩ có hiện tượng này, vì Jean-Paul Sartre, một trong 4
triết gia hiện sinh vừa là một triết gia, vừa là một văn sĩ có tài.
Ông đã có hai bộ sách triết học rất nặng ký: L’Être et le Néant
(Hữu thể và Hư vô) và Critique de la Raison dialectique (Phê bình
lý trí biện chứng). Đại đa số giới trẻ Pháp, kể cả các sinh viên Đại
học, không đọc nội 2 bộ sách này nhưng họ say mê với tư tưởng
của Sartre qua những cuốn tiểu thuyết và những truyện ngắn rất
hấp dẫn của ông.

Hiện tượng “triết học xuống đường” như thế chỉ là cái bề nổi,

cái bọt bèo của triết học hiện sinh. Bởi vì ai cũng biết triết học là
môn học khó nuốt nhất, đòi hỏi nhiều suy tư nhất. Bản chất của
triết học là phản tỉnh, là suy tư, là đánh giá về hành vi, đánh giá
về cuộc đời con người. Chính Sartre đã nói rõ: Hành động thì
không thể suy tư, mà suy tư thì không thể hành động: Khi tôi đếm
tiền, tôi là sự đếm tiền, tôi không thể ý thức về việc tôi đếm tiền;
và khi tôi phản tỉnh, nghĩa là khi tôi nghĩ về việc mình đếm tiền, thì
tôi không thể đếm tiền được nữa. Cho nên văn học Hy Lạp, và
nay văn học Tây phương, lấy chim cú làm biểu tượng cho triết
gia. Chim cú chỉ hoạt động ban đêm, nó nhìn rõ trong đêm tối, khi
mà con người và đại đa số các loài vật không nhìn thấy gì nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.