TRIẾT HỌC KANT - Trang 123

nghiệm của Kant chỉ có nghĩa là khả năng thuần túy: chẳng hạn ông sẽ nói
“cảm giác siêu nghiệm”, “luận lý học siêu nghiệm” v.v... với ý rằng: đó là
khả năng mà ta biết được ngay trước khi có cảm giác thực sự, bởi vì ta biết
trước rằng hễ con người có cảm giác thì chỉ cảm giác được như thế là cùng,
hễ con người có luận lý thì nhất định phải luận lý như vậy v.v...

Trở lại câu định nghĩa trên đây của Kant về tri thức siêu nghiệm, ta thấy

ông đối chiếu hai phía “đối tượng” và “quan niệm tiên thiên ta có về đối
tượng” với nhau, y như thể đó là hai cái gì hoàn toàn bị diệt. Đối tượng là
những gì trong thiên nhiên, còn quan niệm tiên thiên ta có về đối tượng là
tương quan giữa chủ thể với đối tượng: đó cũng chính là biểu tượng của sự
vật ở trong tâm trí ta. Nghiên cứu về khả năng tri thức con người, Kant sẽ
chỉ chú tâm vào những điều kiện chủ thể của tri thức, tức những “quan niệm
tiên thiên ta có về các đối tượng”. Nói theo danh từ hiện tượng học của
Husserl sau này, thì nhất thiết có một mối tương đồng giữa hình thái của ý
thức (noèse) và hình thái của cái mà ta ý thức (noème): với sự nhất thiết
tương đồng này, chúng ta có thể quyết rằng biết hình thái của ý thức tức là
biết hình thái của đối tượng mà ta tri thức. Công việc của Kant trong cuốn
Phê bình lý trí thuần túy là nghiên cứu về những hình thái của ý thức con
người trong công việc tri thức nói chung. Bởi vì ông còn quan niệm tri thức
như công việc chung của cảm năng và trí năng, nên ta thấy ông nghiên cứu
riêng về những hình thái của cảm năng (không gian và thời gian) và những
hình thái của trí năng (phạm trù và nguyên tắc).

Khởi bàn về bản chất của tri thức, Kant đưa ra chủ trương nền tảng này:

tri thức con người phát nguyên từ hai khả năng: cảm năng và trí năng. Cảm
năng có tính chất thụ động: đặc tính của nó là thu nhận tính (réceptivité).
Trái lại trí năng có bản tính tự phát (spontanéité). Nhờ cảm năng, sự vật
được ta lãnh hội, tức trở thành dữ kiện cho ta. Nhờ trí năng, ta mới có quan
niệm và tri thức sự vật đó. Kant viết: “Cảm năng là tài năng thu nhận của
tâm trí ta, nhờ đó tâm trí ta có những biểu tượng về sự vật theo như nó bị sự
vật tác động một cách nào đó. Còn ta gọi trí năng là khả năng tự phát ra
những biểu tượng, và đây là tự phát tính của tri thức. Bản tính của ta chỉ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.