thể có những trực giác khả giác thôi, nghĩa là theo cách ta bị sự vật tác động
vào, còn khả năng suy tưởng những đối tượng của trực giác thì lại là công
việc của trí năng. Trong hai đặc tính này của tâm trí ta, không cái nào được
coi là trọng hơn cái kia. Không có cảm năng, thì không một đối tượng nào
sẽ được ban cho ta, và không trí năng thì không một đối tượng nào sẽ được
ta suy tưởng. Thiếu nội dung, các ý tưởng sẽ rỗng tuếch, và thiếu quan niệm
thì các trực giác sẽ mù tịt”
.
Câu nói trên đây của Kant nói lên tất cả chủ trương của ông về vấn đề tri
thức. Descartes đã mơ mộng một tri thức trực giác, với những đối tượng
hoàn toàn sáng sủa, nghĩa là những đối tượng mà “tất cả bản tính chỉ là ...”,
chẳng hạn “tinh thần là một bản thể mà tất cả bản tính chỉ là suy tưởng” và
“vật thể là một bản thể mà tất cả bản tính chỉ là trương độ”. Kant cho rằng
những đối tượng hoàn toàn trong suốt này chẳng qua chỉ là những quan
niệm suông, những ý tưởng rỗng. Mà đúng thế, vì Descartes định nghĩa tri
thức là quan niệm, một quan niệm thuần túy và tinh ròng (conception pure
et simple). Kant gọi các đối tượng tri thức của Descartes là ý tưởng xuống
bởi vì con người có quan niệm về những thực tại như linh hồn và tinh thần,
nhưng không có trực giác giác quan, thành thử không là tri thức được.
Ngược lại, Hume chủ trương tri thức của ta chỉ là những cảm giác. Hume
gọi đó là những ấn tượng do ngoại vật in trên giác quan ta, Hume không
công nhận có trí năng và cũng phủ nhận luôn cả chức vụ của trí năng trong
công việc tri thức của con người. Descartes giảm trừ con người thành
những tinh thần thuần túy, còn Hume lại giảm trừ con người thành những
cơ thể mà thôi. Đối với Kant, những đối tượng tri thức của Descartes là
những ý tưởng rỗng tuếch, và những đối tượng tri thức của Hume lại là
những cảm giác mù tịt. Mù, vì không có chủ thể, không có ai tri thức nơi
con người của Hume hết.
Chủ trương của Kant về tri thức đã rõ: tri thức luôn đòi có đủ cả hai yếu
tố, trực giác giác quan và quan niệm của trí năng. Không thể thiếu một yếu
tố nào trong hai yếu tố này. Kant còn nói: không yếu tố nào được coi là cần
thiết hoặc quan trọng hơn yếu tố kia: Dưới đây, nơi Tiết I chúng ta sẽ