là nguyên tắc của những gì ta có thể kinh nghiệm, nhưng muốn quy hướng
trí năng về phía mà trí năng không thể có quan niệm, nghĩa là muốn trí năng
thâu gồm tất cả các hành vi của nó trong một đối tượng như trong một cái
gì tuyệt đối”
. Nói cách khác, ý tưởng là cái gì muốn trở thành tri thức
tuyệt đối, một tri thức thâu gồm tất cả những kinh nghiệm ta có thể có trong
một cái nhìn tuyệt đối: đó là lập trường triết học cổ điển khi người ta muốn
biết bản tính vĩnh cửu và tuyệt đối của vạn vật, chứ không chịu tìm hiểu vạn
vật qua những hiện tượng như chủ trương Kant. Chính những ý tưởng như
thế sinh ra ảo tưởng siêu nghiệm của con người. Nhưng ảo tưởng này không
ai thoát được, nhưng ta khác các triết gia như Platon và Aristote ở chỗ ta coi
đó là những ảo tưởng, chứ không coi là tri thức.
Trước khi đi sâu vào phần Biện chứng pháp siêu nghiệm, tưởng nên có
những quan niệm chắc chắn về ý tưởng và lý trí trong danh từ của Kant.
Vậy ý tưởng được định nghĩa như sau: “Ý tưởng là một quan niệm của lý
trí, một quan niệm tất yếu, nhưng đối tượng thích ứng với nó lại không thể
là dữ kiện cho giác quan ta. Vì thế những quan niệm thuần túy của lý trí mà
chúng ta đề cập đây, chính là những ý tưởng siêu nghiệm. Đó là những quan
niệm của lý trí thuần túy, vì chúng coi tri thức thực nghiệm của ta như được
xác định bởi toàn thể tuyệt đối các điều kiện. Chúng không phát xuất một
cách tùy nghi, nhưng do chính bản tính của lý trí ta. Chúng siêu việt và vượt
quá mọi giới hạn của kinh nghiệm ta, bởi vì không bao giờ ta có thể kinh
nghiệm một cái gì thích ứng với một ý tưởng siêu nghiệm như thế'’
Kant nhấn mạnh lên cả hai đặc tính của các ý tưởng siêu nghiệm: chúng vừa
tất yếu, nghĩa là ai cũng nhất thiết có trong lý trí mình, đồng thời chúng chỉ
là những quan niệm rỗng, những quan niệm xa vời, con người ta không bao
giờ kinh nghiệm thấy một cái gì tuyệt đối như vậy. - Rồi ông định nghĩa lý
trí: “Lý trí là khả năng kết luận” (la raison est le pouvoir de conclure)
.
Mà kết luận là đi từ quan niệm này sang quan niệm khác, chứ không nhắm
thực tại. Như vậy kết luận có tính chất hoàn toàn hình thức, luôn nhắm cái
“phải có”, chứ không quan tâm gì đến khía cạnh thực tại. Kết luận khác với
phán đoán vì phán đoán là đặt tương quan giữa những quan niệm với nhau