thực hành để lo “hòa giải với nhau ở trong hiện thực” mà chưa chắc đã
xong ! (Xem: Kant: “Hướng đến nền hòa bình vĩnh cửu”). Vấn đề đủ hấp
dẫn và quan trọng để trở thành chủ đề “Kant hay Hegel ?” của một Hội nghị
quốc tế lớn về Hegel (Hegel-Kongress) ở Stuttgart (quê hương Hegel) vào
năm 1981. “Kant hay Hegel ?”. Chủ đề ấy buộc ta phải chọn một trong hai
hay lại vẫn có thể... “hòa giải” ?
Tóm lại, triết học tuy “rắc rối” nhưng thú vị và bổ ích ở chỗ, “một lúc
nào đó trong đời”, nói như Descartes, nó thôi thúc và cho phép chúng ta
được theo chân các đại triết gia để có thể bình tâm trao đổi với nhau về
những chuyện tưởng như cao xa nhưng lại hết sức thiết cốt với “thân phận
con người”. Để kết luận, tôi cho rằng nền văn hóa là “hiện đại”, khi con
người biết “phản tư” về việc có nên nhìn nhận tính hữu hạn của chính mình
hay không để sống cho phù hợp với nhìn nhận ấy. Ngược lại, điều ấy lại
“tiền-giả định” phải có một cấu trúc cơ bản về nền văn hóa cũng có tính
phản tư không kém để làm cho việc phản tư ấy về chính mình - theo cách
nói quen thuộc của Kant - có thể có được.
BÙI VĂN NAM SƠN (3/2005)