TRIẾT HỌC KANT - Trang 25

như yêu cầu của Hegel: “vượt bỏ” (auíheben) những sự đối lập đã trở nên
cứng đờ ấy là sự quan tâm duy nhất của lý tính”

[10]

.

Trong khi đó, “mô hình” của Kant khác hẳn. Với ông, các sự “nhị phân”

(Dichotomien) khổng lồ nói trên mà ông tập trung phân định không phải là
cái gì “được thoát thai ra” hay “bị tha hóa đi” mà chính là “thân phận con
người” (“condition humaine”) hiện thực, được triết học, bằng sự khai sáng,
phát hiện và làm cho lộ rõ, thế thôi. Cho nên đối với Kant, một sự tái hợp
nhất hiện thực của các cái đối lập ấy - dù trong quá khứ, hiện tại hay tương
lai - là không thể có được. Theo Kant, cơ sở cho các sự phân biệt ấy là độc
lập với lịch sử, vì thế, ông không thể hình dung có một hoàn cảnh lịch sử
nào, một xã hội hiện thực nào trong đó vật-tự thân và hiện tượng, cái khả
niệm và cái khả giác, cái “đang là” và cái “phải là” rút cục sẽ hợp nhất với
nhau. Lý do sâu xa là ở chỗ Kant nhấn mạnh đến tính hữu hạn của lý tính và
của con người nói chung, trong khi Hegel, với mô hình “nhất thể - phân ly -
hòa giải”, nhận định về “thời Hiện đại” cũng như về “tính hữu hạn” của con
người nói chung trong viễn tượng của cái Tuyệt đối và tin rằng tính hữu
hạn, hay “thân phận con người”, về nguyên tắc, là có thể khắc phục, có thể
“vượt bỏ’’ được. Kant chỉ đề ra “nguyên tắc của Hy vọng” để giúp con
người hữu hạn biết hướng thượng, còn Hegel thì tin vào lý tính vô hạn biết
tự vượt qua sự tự - tha hóa của chính mình. H. Schnãdelbach nhận định nhẹ
nhàng rằng nếu tính hiện đại có liên quan ít nhiều đến tính không [còn] ảo
tưởng thì Kant tỏ ra... hiện đại hơn Hegel ! (Sđd, tr. 34). Theo ông, luận
điểm của Kant cho rằng con người là một “con vật được phú cho năng lực
lý tính” (animal rationabile) và “một con vật sống có lý tính” (animal
rationale) không phải là sự “quy định về bản chất” mà chỉ là một “nhiệm vụ
đặt ra cho con người phải giải quyết” (aufgegeben)

[11]

, do đó, về mặt lịch sử

thuật ngữ, là một sự đoạn tuyệt với “thuyết Logos trung tâm” trong Nhân
loại học, còn Hegel thì tỏ ra luôn cố gắng ngăn chặn điều ấy

[12]

.

Nói cách khác, Hegel tin vào một sự “hòa giải” với hiện thực, còn Kant

thì khiêm tôn cho rằng tốt hơn nên dành công cuộc trọng đại ấy cho...
Thượng đế, còn con người hữu hạn chỉ nên dựa vào các định đề của lý tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.