TRIẾT HỌC KANT - Trang 23

thù về hình thức bên trong nền văn hóa, hay nói chung, sự phân hóa của các
lãnh vực ấy [vd: nhà nước, tôn giáo, kinh tế, xã hội, người công dân...] như
là những sự phân đôi [những sự “tha hóa” tất yếu]. Vì thế, Kant mù tịt về
cái nhu cầu [phải hợp nhất lại] đang xuất hiện ra cùng với những sự phân ly
cưỡng bức do nguyên tắc của tính chủ thể gây ra. Chính nhu cầu này mới là
cái thúc đẩy triết học, bao lâu “thời Hiện đại” tự thấu hiểu chính mình như
là một thời kỳ lịch sử; bao lâu nó đi đến chỗ có ý thức rằng việc thay thế
những gì là tiêu biểu của quá khứ và việc tất yếu phải tạo ra mọi tính quy
phạm [mọi quy luật tự nhiên lẫn luân lý] từ chính bản thân mình chỉ như là
một vấn đề lịch sử” (Sđd, tr. 30 và tiếp).

Văn Habermas thường khó đọc, nhưng ý ông khá rõ: ông đồng ý với

Rickert rằng Kant “đã tạo nên những cơ sở lý luận phổ quát nhất cho thời
Hiện đại” nhưng lại cho rằng Kant không thực sự thấu hiểu được “Hiện đại
xét như là Hiện đại”. Đó phải là công lao của Hegel ! Nói theo thuật ngữ
của chính Hegel, Kant mới đang ở giai đoạn “tự-mình” (an sich) chứ chưa
phải “cho-mình” (fur sich); Kant đang “đắm mình” trong những việc làm to
tát nhưng không có “ý thức” về việc làm to tát của mình !. “Tự-mình” (theo
thuật ngữ Hegel) cũng đồng nghĩa với “cho-ta” (fur uns), ở đây, là “cho
Hegel”, tức chỉ có người đã đứng trên đỉnh cao của sự “hồi hướng” mới “lý
giải” được tiến trình ấy.

H. Schnãdelbach nghi ngờ nhận định này của Habermas và đặt hàng loạt

câu hỏi: phải chăng Kant thực sự không thấu hiểu “Hiện đại xét như là Hiện
đại ?” Vậy tại sao Hegel lại “hiểu triết học Kant như là sự tự-lý giải mẫu
mực về Hiện đại ?” Luận điểm cho rằng Kant đã không cảm nhận được sự
đa dạng nội tại của lý tính và của văn hóa như là “các sự phân đôi” tất yếu
và vì thế mù tịt về “nhu cầu” nảy sinh từ đó về một “định hướng quy phạm”
(tức sự “tái hợp nhất” của sự phân đôi) trong thế giới hiện đại là khẳng định
của Hegel hay của bản thân Habermas? ông đưa ra các lý lẽ phản bác: -
Không thể có một sự “tự-lý giải” về Hiện đại mà lại là “biểu hiện vô-ý thức
hay chỉ là Sự “phản ánh vô-ý thức” của Hiện đại được. Như thế là mâu
thuẫn. — Ý thức về tính hiện đại không hề thiếu nơi Kant, khi chính Kant

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.