phú, đa dạng”) của triết học Tây phương hầu như không lúc nào có thể vắng
mặt ông!
IV
Một vấn đề khác không kém lý thú và quan trọng là cuộc thảo luận để
xác định vị trí của Kant như là triết gia của thời [và của tinh thần] Hiện đại.
Khuôn khổ bài viết không cho phép đi sâu vào cuộc thảo luận, — theo tôi là
hết sức có ý nghĩa này —, nên chỉ xin được lược qua
.
Mô hình của Max Weber về tiến trình “hợp lý hóa” của Tây phương dẫn
đến “thuyết đa thần về giá trị” như là hình ảnh của nền văn hóa hiện đại
được Heirich Rickert quy công cho Kant như sau: “Kant là nhà tư tưởng
đầu tiên ở châu Âu đã tạo dựng nên những cơ sở lý luận phổ quát nhất, nhờ
đó mới làm cho những câu trả lời về các vấn đề văn hóa đặc trưng của thời
hiện đại có thể có được và nhất là đã tự mình chứng minh điều ấy. Tư tưởng
của ông, như được trình bày trong ba quyển Phê phán, là có ý nghĩa “phê
phán”, nghĩa là phân biệt và vạch ranh giới, qua đó, về nguyên tắc, tương
ứng với tiến trình tự chủ hóa và dị biệt hóa của [bản thân nền] Văn hóa.
Tiến trình ấy đã được thực hiện trong thực tế từ lúc bắt đầu thời cận đại
nhưng chưa thể tìm được sự diễn đạt về lý luận nào trong nền triết học
trước Kant”. (Sđd, tr. 141).
Trong các bài giảng Biện luận triết học về “Hiện đại”
, Jũrgen
Habermas đưa ra một nhận định khác, hầu như trái ngược: “Kant diễn đạt
thế giới hiện đại trong một tòa lâu đài về tư tưởng. Nhưng thật ra điều này
chỉ có ý nghĩa là: các đường nét cơ bản của thời đại chỉ tự phản ánh vào
trong triết học Kant như vào trong một tấm gương, chứ Kant đã không thấu
hiểu được “Hiện đại” xét như là “Hiện đại”. Chỉ từ khi nhờ có [cách nhìn]
hồi hướng (Retrospektive), Hegel mới có thể hiểu triết học Kant như là tiến
trình tự-lý giải (Selbst-auslegung) mẫu mực về “Hiện đại”. Hegel cho rằng
mình đã nhận thức những gì mà ngay ở trong sự biểu hiện được phản tư cao
nhất này về thời đại [Kant], nó đã vẫn không [tự] thấu hiểu được chính nó:
Kant không cảm nhận được các sự dị biệt hóa ở bên trong Lý tính [“lý tính
lý thuyết, lý tính thực hành, năng lực phán đoán phản tư...”], các sự phân