phán Kant sau “bước ngoặt ngôn ngữ” (linguistic turn) mà có sự “hội tụ”
nhất định giữa hai truyền thống vốn song hành và thường đối nghịch nhau:
truyền thống duy nghiệm-phân tích của khu vực Anh Mỹ và truyền thống
triết học siêu nghiệm và giải minh học (Hermeneutik) ở châu Âu lục địa.
Một sự quan tâm đặc thù đến việc “môi giới” giữa hai truyền thống tư
tưởng này, — và cũng là nỗ lực vượt qua sự hoài nghi của K. Popper về
việc đặt cơ sở cho khoa học — là tư tưởng của KO.Apel. Apel muốn “cải
biến” Kant trong tinh thần phê phán về ý nghĩa của Peirce và của
Wittgenstein hậu kỳ về mặt triết học ngôn ngữ. Ông không xem cơ sở tối
hậu cho tính giá trị khách quan của lập luận (khoa học) là ở trong “Tự-ý
thức siêu nghiệm” như Kant mà ở trong mối quan hệ với một “trò chơi ngôn
ngữ siêu nghiệm” (“transzendentales Sprachspiel”). Theo ông, điểm thống
nhất tối cao không phải là “cái Tôi-tư duy” (có vẻ) như “duy ngã” của Kant,
mà là “cộng đồng tương giao, cộng đồng truyền thông”, tạo nên tiền đề siêu
nghiệm cho các khoa học xã hội và là nguyên tắc tối cao cho đạo đức học.
Sự quan tâm đến Kant trong triết học hiện nay không chỉ ở lãnh vực triết
học lý thuyết mà cả trong triết học thực hành. Sự khôi phục đạo đức học và
triết học pháp quyền không chủ yếu hướng đến tư duy phê phán lý tính cho
bằng đến những phát biểu về nội dung của nhiều vấn đề cơ bản của Kant:
nguyên tắc về sự “phổ quát hóa” gắn liền với “mệnh lệnh tuyệt đối” như là
tiêu chuẩn tối cao về luân lý (Hare, Singer); lý luận về “sự bình đẳng và
công chính” của J.Rawls đặt nền tảng trên khái niệm của Kant về sự tự trị,
cũng như vai trò của khái niệm này trong đạo đức học của “trường phái
Erlangen” (P. Lorenzen, O.Schwemmer...) và trong “Đạo đức học diễn
ngôn” (Diskursethik) của J. Habermas. Trong triết học chính trị của
F.A.v.Hayek cũng có nhiều yếu tố của Kant, kể cả lý luận về phán đoán
luân lý do L.K.Kohlberg tiếp nối J.Piaget cũng xem các khái niệm của Kant
về sự tự trị và phổ quát hóa như là “cấp độ cao nhất” của ý thức luân lý.
Tóm lại, dù tán thành hay phê phán Kant đến mức độ nào, dù “trung
thành” với Kant hay “ngộ nhận ông một cách sáng tạo”, dòng chảy mạnh
mẽ (và có khi hầu như hỗn loạn theo truyền thống “bế tắc trong sự phong