thể đặt ra một cách trừu tượng mà phải được tiến hành cặn kẽ về nội dung.
Bởi lẽ, một nền triết học tự trị tiền giả định rằng trong nhận thức và hành
động của con người, trong pháp quyền, lịch sử và tôn giáo cũng như trong
những phán đoán thẩm mỹ và mục đích luận phải có những yếu tố có giá trị
độc lập với mọi kinh nghiệm thường nghiệm (ông gọi là các yếu tố “tiên
nghiệm”), cho nên, chúng không thể được nghiên cứu theo kiểu khoa học
thường nghiệm mà phải bằng triết học. Khi dày công khám phá được những
yếu tố ấy nằm trong chủ thể, ông mới có thể tuyên bố rằng, tuy con người là
hữu hạn, tức phải phụ thuộc vào giác quan (tính thụ nhận và cảm năng),
nhưng tính phổ biến và tất yếu của tri thức đích thực, của hành động đạo
đức V.V.. là có thể có được.
Việc phát hiện những yếu tố độc lập với kinh nghiệm ở trong chủ thể
bằng sự phê phán lý tính đã thật sự làm đảo lộn tư duy triết học trước đó, và
Kant tin rằng, từ nay, triết học mới được đặt trên những cơ sở thực sự vững
chắc. Dù đồng ý hay hoài nghi trước việc “đặt cơ sở” này của Kant, không
ai có thể phủ nhận rằng Kant đã làm biến đổi cơ bản quang cảnh triết học
Tây phương, từ lý luận về nhận thức, lý luận về đối tượng, đến đạo đức học,
triết học lịch sử và tôn giáo, kể cả triết học về nghệ thuật. Hàng loạt những
thuật ngữ của ông: nhận thức tiên nghiệm và hậu nghiệm, phán đoán phân
tích và tổng hợp, luận cứ siêu nghiệm, ý niệm cấu tạo và ý niệm điều hành,
mệnh lệnh tuyệt đối hay sự tự trị của ý chí v.v... và v.v... gắn liền với triết
học Tây phương ngót hai thế kỷ qua, đến nỗi không thể nào hiểu được nền
triết học này mà không cần đến các khái niệm ấy. Trở lại với ảnh hưởng của
triết học Kant trong vòng 30 năm qua, tức tạm không nhắc đến ảnh hưởng
mạnh mẽ của ông trước đó (đến chủ nghĩa duy tâm Đức: Fichte, Schelling,
Hegel; phái Kant-mới; Dilthey, Max Weber, hiện tượng học Husserl, triết
học hiện sinh, thần học Cơ đốc giáo, thuyết duy lý phê phán của
K.R.Popper...), ta có thể nói rằng hiếm có nhà tư tưởng hiện đại nào không
ít nhiều tham khảo, luận bàn, lấy thái độ về triết học Kant.
Theo o. HÕffe (Sđd), một hiện tượng đáng chú ý là sự quan tâm đặc biệt
đến Kant trong “triết học phân tích” ngày nay. Trong “Individuals” (1959),