TRIẾT HỌC KANT - Trang 18

dụng lý trí của chính mình !” (“Khai sáng là gì?”, VIII 35) và biến nó thành
vấn đề nguyên tắc. Ông cho rằng “Khai sáng” là cả một tiến trình, thậm chí
là vận mệnh muôn thuở của con người chứ không phải công việc nhất thời,
nhất đán: bằng quyết tâm Tự-suy tư bằng cái đầu của chính mình để dẹp bỏ
dần dần những sai lầm và thành kiến, thoát ly dần dần ra khỏi những lợi ích
vị kỷ và từng bước phát huy “lý tính chung, phổ biến của con người”. Từ
nguyên tắc của lý tính nằm trong sự tự trị, sự tự do và sự tự ban bố quy luật,
ông vừa phê phán triết học giáo điều truyền thống — như phê phán một
“thuyết lạc quan ngây thơ”, vừa không chỉ truy tìm tận nguồn gốc mà cả
những ranh giới, những giới hạn không thể vượt qua được của “lý tính
thuần túy” lý thuyết lẫn thực hành.

Tuy nhiên, là đứa con của thời Khai sáng, ông hết sức “ấn tượng” trước

thành công của Lôgíc học và Toán học truyền thống và nhất là Khoa học tự
nhiên đương thời (Galilei, Newton). Ông vững tin vào “Khoa học” như vào
một mô hình lý tưởng của “tính phổ biến và tính tất yếu”. Do đó, để làm
bùng nổ “cuộc cách mạng tư duy” ở trong triết học như Galilei, Newton đã
làm trong khoa học tự nhiên, hay nói cách khác, để mang lại cho Siêu hình
học “bước đi vững chắc của một Khoa học”, ông lùi lại một bước, hay đúng
hơn, đi xuống một tầng sâu hơn để đặt câu hỏi: “Siêu hình học” hay “nền
Đệ nhất triết học” có thể trở thành khoa học được không nếu cứ tiếp tục lao
vào nghiên cứu các đối tượng như “Thượng đế, Tự do, Bất tử” như thể đó là
những “sự vật thường nghiệm” mà không cần phân biệt “khả thể” và “bất
khả thể” của nhận thức ? Trước khi nghiên cứu thế giới tự nhiên, thế giới xã
hội và nhất là thế giới siêu nhiên từ chính những nguyên tắc của chúng, triết
học hãy quay lại nghiên cứu “khả thể” của chính mình. Triết học không thể
bắt đầu với tư cách là Siêu hình học [cổ truyền] mà phải bắt đầu như lý luận
về triết học, như là lý luận về một “Siêu hình học Khoa học” trước đã. Cách
đặt vấn đề ấy mang lại một tính triệt để chưa từng có trong nghị luận triết
học. Tính triệt để ấy chỉ có thể có được bằng một “lề lối tư duy” cơ bản
hơn, mới mẻ hơn, được ông gọi là “phê phán siêu nghiệm về lý tính”. (Siêu
nghiệm: cầu hỏi về điều kiện khả thể). Cuộc “cách mạng tư duy” ấy không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.