TRIẾT HỌC KANT - Trang 16

lẫn những tác động, tranh luận, khen chê chung quanh con người rất xứng
đáng với chữ dùng của K.Jaspers là nhân vật thuộc về “thời trục”
(“Achsenzeit”), gây ảnh hưởng sâu đậm lên tư duy và đời sống văn hóa-
chính trị-xã hội cận và hiện đại.

Theo Kant, một nền triết học nghiêm chỉnh là phải hướng về những vấn

đề cơ bản của con người, được thể hiện trong các “mối quan tâm của Lý
tính”. Các mối quan tâm này quy lại thành ba câu hỏi lớn: — Tôi có thể biết
gì? — Tôi phải làm gì ? và - Tôi được phép hy vọng gì? (PPLTTT, B833).
Kant dành quyển “Phê phán Lý tính thuần túy” để trả lời câu hỏi thứ nhất;
quyển “Phê phán Lý tính thực hành”, hay nói rộng hơn, triết học đạo đức
và pháp quyền, để trả lời câu hỏi thứ hai; và, trong các tác phẩm tương đối
ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo để trả lời câu hỏi thứ ba.
Quyển “Phê phán năng lực phán đoán” (Mỹ học và Mục đích luận) là “cầu
nối” quan trọng giữa cả ba câu hỏi với tầm quan trọng đặc biệt về hệ thống
lẫn về nội dung. Tuy chưa thể đi sâu vào phần triết học pháp quyền, triết
học lịch sử, triết học tôn giáo (có thể do khuôn khổ của một cuốn sách
“nhập môn”), nhưng với việc trình bày cô đọng nhưng không kém cặn kẽ về
ba quyển “Phê phán” chủ yếu, GS. Trần Thái Đỉnh đã cho ta một cái nhìn
khá bao quát về triết học Kant. Tất nhiên, triết học Kant rất rộng, còn bao
gồm nhiều tác phẩm khác nữa, đặc biệt những tác phẩm di cảo (các bài
giảng, các thư từ trao đổi...) mới được công bố sau này được gọi chung là
“Opus postunum” mà ta không nên bỏ qua vì chúng góp phần soi sáng hay
bổ sung cho ba tác phẩm chính nêu trên

[2]

. Còn về ảnh hưởng và các cuộc

tranh luận chung quanh triết học Kant, quyển sách tất nhiên phải tạm dừng
lại ở mốc những năm đầu 70 của thế kỷ trước. Thật ra, không một công
trình nào có thể bao quát hết được phạm vi, tầm mức ảnh hưởng cũng như
sự ủng hộ hay phê phán đối với triết gia lớn như Kant, nhất là trong quãng
thời gian lịch sử rất dài; tuy nhiên, sự giới thiệu và nhận định ngắn gọn của
Giáo sư về ảnh hưởng của Kant trong khung cảnh triết học phương Tây
những năm 70 (triết học hiện sinh, thuyết cấu trúc, thần học hiện đại...)
cũng là những gợi hứng cho việc tìm hiểu xa hơn

[3]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.