Ai cũng dễ thừa nhận rằng Kant là một trong số những đại triết gia của
Tây phương và là người đã gây dấu ấn quyết định lên triết học cận đại. Tuy
nhiên, ta cũng biết rằng Galilei và Newton, trong lãnh vực của mình, cũng
là những khuôn mặt kiệt xuất đương thời. Trong khi Vật lý học của Galilei
và Newton đều được xem là đã bị vượt qua, vậy tình trạng ấy phải chăng
cũng không thể tránh khỏi đối với nhà đại triết gia của chúng ta ? Do đó,
không thể không đặt câu hỏi như Otfried Hoffe: “Dù Kant là một khuôn mặt
kiệt xuất, nhưng phải chăng vẫn là một hình thái đã bị vượt qua của tư duy
con người ?”
. Trả lời câu hỏi ấy thật không dễ dàng, trừ khi ta thử dùng
một phương pháp “phản chứng” như chính Hoffe đề nghị: “Càng có nhiều
đối thủ tầm cỡ, thì điều ấy càng chứng tỏ Kant còn có vai trò lớn lao như
thế nào cho đến ngày nay” (Sđd, tr. 300), và: “cho dù một triết gia được
người đời sau cải tiến, phát triển sáng tạo hay bị ngộ nhận đến thế nào đi
nữa, thì lịch sử triết học sau Kant, về một phần cơ bản, phải được hiểu như
lịch sử ảnh hưởng, như sự tiếp thu và tiếp tục phát triển, như sự tái tạo, phê
phán và tái tiếp thu chính những tư tưởng của Kant. Dự phóng về triết học
phê phán siêu nghiệm dường như chứa đựng một tiềm lực tư duy không thể
tát cạn, và có lẽ đến nay vẫn chưa thể đo lường hết được” (Sđd, tr.301-302).
Trước khi minh chứng ngắn gọn về điều ấy và cũng chỉ cần thu gọn trong
quãng thời gian từ khoảng 30 năm trở lại đây, tưởng cũng nên nhắc lại sơ
qua thế đứng và cách đặt vấn đề của Kant. về mặt lịch sử tư tưởng, Kant
thuộc về thời đại “Khai sáng” ở châu Âu. Nhiều lập trường cơ bản của thời
đại này đang bị rạn nứt: quan niệm rằng mọi sự mọi vật đều có thể khống
chế được, niềm tin vào sự tiến bộ không ngừng của nhân loại, hay nói ngắn:
“chủ nghĩa lạc quan-lý tính”. Phải chăng chúng đều thuộc về quá khứ như
bản thân thời kỳ lịch sử ấy ? Phải chăng Lý tính, Tự do, sự Phê phán, sự
Trưởng thành, sự Tự trị... chỉ là sản phẩm nhất thời của thế kỷ 17, 18 ở châu
Âu ?
. Thật ra, Kant vừa giữ khoảng cách đối với thái độ “Khai sáng”
ngây thơ, vừa giữ khoảng cách đối với thái độ “phản-Khai sáng”, theo đó
tất cả những gì hiện tồn đều là tốt đẹp cả. Ông muốn cải biến tận gốc “sự
Khai sáng châu Âu” bằng khẩu hiệu: “Sapere aude ! Hãy có can đảm sử