TRIẾT HỌC KANT - Trang 14

không làm mà bị làm” V.V.. của những F.Saussure, C.L.Strauss... mới toanh
! Nhờ Thầy, chúng tôi được biết ít nhiều về triết học hiện đại, nhưng với
riêng tôi, bài giảng về Kant của Thầy nói trên thật đã “cứu nguy” đúng lúc
để giúp tôi phần nào hiểu được “cours” hóc búa của Thầy Nguyễn Văn Kiết
và nhất là khóa giảng rất khó và rất sâu của Thầy Lê Tôn Nghiêm về quyển
“Kant và vấn đề Siêu hình học” của M. Heidegger. Không hiểu Kant, làm
sao hiểu nổi M. Heidegger bàn gì về Kant ! Từ đó và mãi đến hôm nay,
quyển “Triết học Kant” của Thầy Trần Thái Đỉnh (cùng với hai bản dịch rất
quý của Thầy về Descartes: “Luận văn về phương pháp”/ “Discours de la
methode”
“Những suy niệm Siêu hình học”/ “Meditations
métaphysique”,
1962) và quyển “Kant và vấn đề Siêu hình học” của Thầy
Lê Tôn Nghiêm luôn theo sát bên tôi không chỉ như kỷ vật đáng nâng niu
của một thuở hoa niên mà còn như hai vị Thầy lặng lẽ, lúc nào cũng ở bên
cạnh mình để sẵn sàng chỉ dạy mỗi khi cần ôn lại một định nghĩa, tìm cách
dịch một thuật ngữ nào dó. Gần đây, khi dịch và chú giải quyển “Phê phán
Lý tính thuần túy”
của Kant (NXB Văn học 2004) (ôi, quyển sách đầy kỷ
niệm trong tay Thầy Lê Thành Trị thuở nào !), tôi đã trộm phép Thầy Trần
Thái Đỉnh để sử dụng lại một số thuật ngữ tiếng Việt quan trọng được Thầy
dùng để dịch Kant mà đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy cách dịch nào tốt hơn:
“niệm thức” (Schema), “Ý thể” (das Ideal), “Phân tích pháp” (Analytik)
v.v.., để chỉ xin đơn cử một hai ví dụ.

Các Thầy không chỉ trao truyền cho chúng tôi vốn kiến thức cơ bản, mà

quan trọng hơn, đã thắp lên trong chúng tôi lòng khao khát học hỏi, lòng
quý trọng đạo lý (Thầy Nguyễn Đăng Thục từng nửa đùa nửa thật bảo
chúng tôi nên dịch chữ “Philo-sophia” của triết Tây thành “Minh Đức hữu
hoài” !). Và Thầy Trần Thái Đỉnh, Thầy Lê Tôn Nghiêm... đều luôn khuyên
rằng: học triết học là phải biết đặt câu hỏi; câu hỏi có khi quan trọng hơn
câu trả lời; phải biết lùi lại để “đặt thành vấn đề” những gì tưởng đã giải
quyết xong, phải biết lắng nghe và tôn trọng người khác vì chân lý chẳng
của riêng ai và cũng chẳng dễ tìm. Hiện thân cho tinh thần ấy một cách
mạnh mẽ và đầy thuyết phục không ai khác hơn là chính I. Kant, đối tượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.