TRIẾT HỌC KANT - Trang 13

“Diễn văn cho dân tộc Việt” ? Câu hỏi ngắn nhưng gây chấn động tâm tư,
vì đến từ một người Thầy tưởng như không hề quan tâm đến thế sự ! Chúng
tôi càng bất ngờ nhưng rồi cũng hiểu được tại sao sau Tết Mậu Thân 68,
Thầy, lúc ấy đã lớn tuổi và sức khỏe yếu nhiều, đã lặng lẽ chia tay chúng tôi
vào tham gia kháng chiến

[1]

. Tôi không hiểu hết những lời Thầy dạy về

Kant... (dù nhờ ơn Thầy mà lần đầu tiên được nghe những từ đầy “mê
hoặc”: siêu nghiệm, võng luận, Antinomie...), nhưng Thầy đã ghi đậm lên
tim tôi cái lẽ phải thông thường chẳng cần “triết lý “ cao xa: “quốc gia hưng
vong...”. Công ơn Thầy lớn quá !

Thầy Lê Thành Trị một hôm cầm quyển “Phê phán Lý tính thuần túy”

(bản dịch tiếng Pháp) dày cộm, nâng cao lên cho chúng tôi thấy, rồi nói:
“Các Ông các Cô” [Thầy luôn cố ý gọi chúng tôi như thế dể tỏ lòng tôn
trọng sinh viên trong “môi trường” đại học] học Triết học chuyên nghiệp thì
phải đọc hết quyển này !”. Nghe lời Thầy, tôi tìm đến “Thư viện quốc gia”
ở đường Gia Long (bây giờ là “Thư viện Khoa học xã hội” ở đường Lý Tự
Trọng) rón rén mượn quyển sách... xem thử. Bác thủ thư nhận thẻ, ngước
nhìn tôi bằng cặp mắt nghi ngờ, nhưng rồi cũng chịu khó xuống kho lục
tìm. Ngót 15 phút sau, tôi mới được cầm trên tay quyển sách nặng trịch,
bám bụi, trịnh trọng tìm một góc ngồi thật êm ái ở hành lang cổ kính, rồi dỡ
ra... đọc. Lật tới lật lui năm bảy lần, thử ráng đọc vài đoạn mới biết sức
mình có hạn, trong khi ngoài cửa sổ kia, hàng me xanh quá, và chiều Sài
Gòn thơ mộng quá ! Cố ngồi nán thêm nửa tiếng đồng hồ mới dám... rón
rén mang trả chỉ vì sợ gặp lại ánh mắt của bác thủ thư! May sao, chẳng biết
nhờ đâu, tôi tìm đọc được bài giảng của Thầy Trần Thái Đỉnh — hình như
là bài giảng của Thầy ở Đại chủng viện Xuân Bích —, sau này được in và
công bố (“Triết học Kant”, Nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư, lần đầu, năm
1969 và sau đó là Nhà xuất bản Văn Mới, 1974). Tôi không may mắn được
Thầy trực tiếp dạy về Kant. Ở “Văn khoa”, chúng tôi chỉ được nghe Thầy
giảng về triết học hiện đại, và cũng là lần đầu tiên được nghe Thầy giới
thiệu về thuyết cấu trúc (bấy giờ gọi là “Cơ cấu luận”) mà nay chỉ còn nhớ
được đôi câu trích dẫn đầy “ấn tượng”: “Chúng ta không nói mà bị nói;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.