ra khuyên tôi nên về thăm cha mẹ, và chính tôi cũng nghĩ ra nhiều lý do
khác, nhưng tôi vẫn lưỡng lự, và tôi có thể chờ hai ngày hay ba ngày trước
khi quyết đi hay không đi. Như vậy không có sự tất định nào của những
hoàn cảnh bên ngoài đối với sự tự quyết của tôi. Đúng như Kant viết: “Xét
như hành vi quyết định của tôi chỉ thuộc về sự suy tưởng của tôi như thuộc
về nguyên nhân của nó, thì hành vi đó không phát xuất do những định luật
thường nghiệm. Lý trí thuần túy, xét như một khả năng hoàn toàn khả
nghiệm, thì không lệ thuộc vào hình thức của không gian và cũng không lệ
thuộc vào sự kế tiếp trong thời gian. Tính chất nguyên nhân của lý trí không
sinh ra trong không gian, cũng không bắt đầu sinh hậu quả trong một thời
gian nào đó: nếu không thế, thì lý trí cũng bị đặt dưới quyền những định
luật thiên nhiên của hiện tượng ư?”
. Nếu ta nhớ những điều Kant đã
viết về tương quan giữa thời gian và tính chất hiện tượng của biến dịch nơi
vạn vật, thì câu trên đây không có gì khó hiểu. Khi quyết rằng tính chất
nguyên nhân của lý trí không “sinh ra” trong thời gian và cũng không sinh
hậu quả trong một thời gian nhất định nào đó, Kant có ý nói rõ tính chất tự
thân của hành vi lý trí: hành vi này không bị chi phối bởi luật nhân quả
thiên nhiên là luật bao trùm toàn thể các hiện tượng, cho nên không có gì đã
sinh ra sự quyết định của ta. Đó là một tự quyết định, nghĩa là một hành vi
tự nó mà có, theo nghĩa một cái gì không do một nguyên nhân thường
nghiệm. Vậy nên nó đáng gọi là một hiện hữu tự thân, và còn đáng gọi là
một cái gì tự mình mà có. Tự do là do tự mình vậy.
Đó mới chỉ là những suy luận của Kant nơi phần cuối cuốn Phê bình lý
trí thuần túy, để phân biệt hai lãnh vực hiện tượng và tự thân. Nhưng, như
ta biết, lý trí thuần túy, cũng gọi là lý trí lý thuyết, không có quyền và cũng
không cố khả năng đi sâu vào những thực tại siêu hình của lãnh vực tự thân.
Bởi vậy, ngay trang đầu bài Nhập đề cuốn Phê bình lý trí thực hành, ông
nhắc lại sự kiện đó làm chiếc cầu đưa vào nội dung cuốn sách: “Vấn đề đầu
tiên phải đặt ra ở đây là tìm xem lý trí tự nó có điều hành được ý chí không,
hay phải dựa vào những điều kiện thường nghiệm: một quan niệm đã được
cuốn Phê bình lý trí thuần túy biện minh, nhưng thực ra chúng ta không có