TRIẾT HỌC KANT - Trang 494

hai thuyết có khác nhau: phái Epicure coi hạnh phúc là cứu cánh và nhân
đức là phương tiện thiết yếu, còn phái Khắc kỷ thì quả quyết “nhân đức là
hạnh phúc duy nhất của người quân tử”. Người theo phái Epicura khát khao
hạnh phúc và thanh nhàn, nên hết sức tuân theo những đòi hỏi của bản tính
tự nhiên: và sự tuân theo này được gọi là nhân đức (đó là thi hành một cách
kỳ khôi câu “suất tính chi vị đạo” của Trung Dung). Còn người khắc kỷ coi
sự bình thản là nhân đức, coi sự thắng vượt mọi phá quấy của dục tình là cái
đức của người quân tử: đạt tới nhân đức là đạt tới hạnh phúc. Hai thuyết có
khác nhau trong đường lối, nhưng rất giống nhau trong chủ trương: họ
nhắm đạt tới hạnh phúc.

Ngược lại, Kant lên án tất cả những thuyết nào coi hạnh phúc là mục tiêu.

Nhưng ông cũng công nhận rằng con người khát khao hạnh phúc, và con
người không thể hành động mãi chỉ nguyên vì bổn phận. Hơn nữa kinh
nghiệm ngàn đời cho thấy mỗi khi con người thi hành một việc thiện, và
con người càng phải thắng mình nhiều để thi hành những mệnh lệnh khó
khăn của quy luật đạo đức, thì con người càng cảm thấy một niềm an ủi sâu
xa. Phải chăng đạo đức phát sinh hạnh phúc ?

Kant đã đặt vấn đề một cách rõ ràng nơi những trang dành cho "Tương

phản của lý trí thực hành” (antinomie de la raison pratique). Trong thực tế,
ai cũng nghĩ “nhân đức và hạnh phúc nhất thiết gắn liền với nhau, đến nỗi
cái nọ không thể được lý trí thuần túy thực hành chấp nhận nếu không có
cái kia

[317]

. Như vậy phải chăng nhân đức và hạnh phúc có tương quan

phân tích với nhau, nghĩa là cái nọ nằm sẵn trong cái kia? Ta biết đó là chủ
trương của phái Epicure và phái Khắc Kỷ, và ta không thể chấp nhận mà
không làm sụp nền tảng đạo đức. Vậy chỉ còn cách nghĩ rằng nhân đức và
hạnh phúc được liên kết bằng một tương quan tổng hợp: hoặc coi hạnh
phúc là động lực của nhân đức, hoặc coi nhân đức là nguyên nhân tạo thành
hạnh phúc. Ta có thể nhận một trong hai giả thuyết này không? Không. Nếu
ta coi hạnh phúc là động lực (nguyên nhân) của nhân đức, thì ta lại rơi vào
những nguy hiểm của nguyên tắc tự ái và tư lợi, gom lại dưới chữ “hạnh
phúc bản thân”. Còn giả thuyết sau càng không thể được chấp nhận: nếu ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.