TRIẾT HỌC KANT - Trang 493

mãn của con người. Có đạt được như thế, con người mới thực sự mãn
nguyện. Nhưng như thế con người cũng theo đuổi hạnh phúc sao?

Đó là vấn đề ta phải giải quyết. Kant khởi sự bằng nhận định: danh từ sự

thiện toàn hảo có hai nghĩa khác nhau, hoặc được hiểu là sự thiện cao nhất
và tuyệt đối, hai là được hiểu như một sự thiện đã hoàn thành. Sự thiện mà
con người theo đuổi chỉ có thể thuộc loại sau: một sự thiện càng ngày càng
thêm lên cho tới mức hoàn toàn. Như vậy sự toàn hảo toàn thiện của con
người không giống sự toàn thiện toàn hảo của Thượng Đế vì tuyệt đối từ
khởi thủy, nếu có thể dùng ngôn ngữ bất lực của ta để nói như thế: sự toàn
thiện toàn hảo của con người là một tiến triển không ngừng, và tiến mãi cho
tới mức hoàn thành. Nhưng làm sao con người biết được chỗ hoàn thành
này, bởi vì con người là một vật hữu hạn và chỉ có thể tri thức về sinh hoạt
tại thế của mình ? Để trả lời, ta hãy nhìn vào kinh nghiệm bản thân, và chắc
ta cũng nhận với Kant rằng con người luôn tin rằng dàng sau những hiện
tượng phù ảo này còn có một cái gì vững chắc làm nền, bởi vậy hành động
của ta dựa trên “nguyên tắc căn bản này: tất cả những gì có điều kiện đều
giả thiết một cái vô điều kiện”

[315]

. Mặc dầu con người chưa bao giờ gặp

những thực tại vô điều kiện (tức tuyệt đối), nhưng nếu không tin tưởng vào
những thực tại tuyệt đối này, con người sẽ không bao giờ muốn tiến triển và
cũng không muốn hành động nữa. Như vậy, một đàng lý trí chỉ gặp những
cái có điều kiện, một đàng nó tin chắc và luôn vươn tới cái vô điều kiện:
Kant gọi đây là hành vi biện chứng của lý trí thực hành. Ông còn gọi đó là
một sự lầm lẫn, nhưng là “một lầm lẫn may lành và lợi ích nhất mà lý trí
con người có thể ngã vào”

[316]

.

Cũng chính sự tin tưởng này làm cho ta tin rằng càng tới gần mức toàn

thiện toàn hảo, ta càng thực hiện hạnh phúc một cách tròn đầy hơn. Có thực
như vậy chăng? Có thực là toàn thiện toàn hảo và hạnh phúc mỹ mãn cũng
là một không ? Không thiếu những học thuyết đã đồng hóa toàn thiện và
hạnh phúc.
Điển hình là hai thuyết Epicure và Khắc kỷ. Họ cùng chủ
trương: đạt tới nhân đức là đạt tới hạnh phúc, vì nhân đức là hạnh phúc duy
nhất. Họ chủ trương lấy hạnh phúc làm mục đích của hành động. Tuy nhiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.