hạ thân thể tôi và có thể làm tôi chết, vì đó là định luật hóa học của chất
thuốc. Tuy nhiên không có gì bắt được tôi uống thuốc độc. Không có gì tự
nó đủ sức bắt ta hành động, làm điều lành hay làm điều dữ. Có người đã
chủ trương hoàn cảnh bắt con người hành động như thế: chẳng hạn người
nọ ăn cắp vì gia cảnh bắt buộc phải làm thế, không làm cách khác được.
Những người chủ trương thuyết này quyết rằng “sinh hoạt con người diễn
ra trong thời gian, và thời gian trước thì định đoạt cho thời gian sau: khi
hành động, họ không còn làm chủ những thời gian đi trước (đã qua), cho
nên hành động của họ không bao giờ ở trong tay họ: họ bị thúc bách bởi tất
cả những gì tạo nên hoàn cảnh hiện nay của họ”
. Kant trả lời rằng như
vậy tự do của con người sẽ không hơn gì sự chuyển động của một con
người máy, hoặc một chiếc đồng hồ: trong trường hợp đó, người ta có thể
dùng toán để xác định trước về thái độ của một người, cũng như ta có thể
tiên đoán một cách tuyệt đối chắc chắn về nguyệt thực hay nhật thực
.
Như thế làm gì còn con người ? Theo chiều hướng đó, “con người chỉ là
một hình nộm múa rối hay là một con người máy”
. Vậy phải kết luận
rằng chẳng những hai trật tự, tất định của hiện tượng và tự do của tự thân,
không mâu thuẫn nhau, mà còn phù hợp nhau. Nếu các hiện tượng không
có tính chất tất định, thì hành vi của con người sẽ mất hẳn bản chất tự do
bởi vì không chắc thuốc độc có giết người không, không chắc người nọ có
thực sự chết vì thuốc độc không. “Bởi vậy nếu ta muốn bảo toàn sự tự do
cho một hữu thể sinh tồn trong thời gian, thì một đàng ta không được coi
hành vi của con người như không lệ thuộc vào thời gian và những định luật
tất định của thiên nhiên (làm thế ta sẽ đẩy hành vi con người vào cái thế
ngẫu nhiên mù quáng), - nhưng đàng khác, để bảo toàn sự tự do, ngoài sự
tất định trong thiên nhiên của con người, xét như con người là một hiện
tượng, ta còn phải nhận con người có tự do, vì con người là một vật tự
thân... Và trong sinh hoạt đặc biệt (nhân linh) của con người, thì không có
gì ở trước sự quyết định của ý chí hết, trái lại phải coi tất cả mọi hành động
và nói chung là tất cả những biến đổi trong sinh hoạt của con người, kể cả
sinh hoạt khả giác như là hậu quả chứ không bao giờ là nguyên tắc cho tính