TRIẾT HỌC KANT - Trang 490

thực hành, và chúng ta phải nghiên cứu nơi Chương III này. Nhưng trước
khi bước vào lãnh vực siêu hình này, Kant thấy cần nhấn mạnh về hai điều:
a) Trước hết cả khả năng tri thức và khả năng quyết định tự do, tức lý trí lý
thuyết và lý trí thực hành, cũng chỉ là một lý trí duy nhất. Ta phân biệt làm
hai thứ như vậy, chỉ vì lý trí ta có hai nhiệm vụ: một là tri thức vạn vật, hai
là tự tri thức chính mình. Một bên là tri thức có hiện tượng để có thể điều
hành vạn vật; một bên là tri thức sinh hoạt tự do của mình để tự buộc mình
hành động đúng theo quy luật đạo đức. “Lý trí thực hành và lý trí lý thuyết
có cùng một khả năng tri thức làm nền tảng, bởi vi cả hai cùng là lý trí
thuần túy.
Phân tích pháp của lý trí thuần túy lý thuyết lo về công việc tri
thức các đối tượng, và những đối tượng này chỉ được ban cho trí năng ta từ
căn bản của trực giác. Trái lại, lý trí thực hành không lo công việc tri thức
các đối tượng, mà chỉ lo thực hiện những đối tượng, nghĩa là do nghiên cứu
về ý chí xét như ý chí là nguyên nhân quyết định (của hành động): cho nên
lý trí thực hành có nhiệm vụ nêu rõ một quy luật, và sự phê bình của phân
tích pháp của lý trí thực hành phải bắt đầu bằng sự vạch cho thấy có thể có
những nguyên tắc thực hành tiên thiên”

[308]

. Kant nhắc lại chân lý này, để

người ta đừng coi thường những tri thức của lý trí thực hành mà chúng ta
thấy dưới đây (linh hồn bất tử, sự hiện hữu của Thượng Đế). Thực ra biết
bao học giả đã nghĩ rằng Kant dùng lý trí thực hành để chứng minh có
Thượng đế, thì chứng minh đó không có tính chất khoa học và chắc chắn.
Nhưng chính ông nghĩ khác: ông cho rằng nơi lãnh vực tri thức hiện tượng,
tính chất chắc chắn của tri thức tiên thiên của ta được chứng minh thế nào,
thì trong lãnh vực sinh hoạt tự do, tính chất chắc chắn của tri thức đạo đức
của ta cũng được chứng minh và nhận thức bởi mọi tâm trí như vậy

[309]

.

Tại sao? Tại cũng là một lý trí duy nhất trong hai chức vụ của nó. - b)
Tương quan giữa tính chất nhân quả tất định của các hiện tượng thiên nhiên
(kể cả sinh tồn của con người) một bên, và tính chất nhân quả tự do
(causalité par la liberté) một bên. Sự tự do của con người không chống lại
luật tất định của vạn vật trong thiên nhiên, và cũng không có khả năng ngăn
cản các luật thiên nhiên: chẳng hạn tôi uống thuốc độc thì thuốc này sẽ hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.